Danh mục

Làm gì để quản lý có hiệu quả về nợ và tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.43 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ làm rõ về Nợ và Tài sản cũng như mối quan hệ về Nợ và Tài sản từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả Nợ và Tài sản của ngân hàng thương mại đảm bảo cho ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh bình thường và có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì để quản lý có hiệu quả về nợ và tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam XUÂN CANH TÝ 2020 LÀM GÌ ĐỂ QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ VỀ NỢ VÀ TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  PGS.TS HOÀNG ĐỨC (*) TÓM TẮT Trong cơ cấu tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM), Nợ và Tài sản của Ngân hàng Nhànước Việt Nam (NHNN VN) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khác với cơ cấu tài chính của cácdoanh nghiệp sản xuất, cơ cấu tài chính của NHTM đối với Nợ chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiềngửi của các doanh nghiệp, các cá nhân (chiếm 80 – 90 % tổng nguồn vốn). Còn Tài sản của NHTMchủ yếu là cấp tín dụng cho nền kinh tế (chiếm tỷ trọng 70 – 80%). Vấn đề đặt ra làm gì để quản lý cóhiệu quả Nợ và Tài sản của NHTM. Bài viết sẽ làm rõ về Nợ và Tài sản cũng như mối quan hệ về Nợvà Tài sản từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả Nợ và Tài sản của NHTM đảm bảocho NHTM hoạt động kinh doanh bình thường và có hiệu quả. Từ khóa: NHTM; Tài sản Nợ; Tài sản có của NHTM; Huy động vốn; Cấp tín dụng… SUMMARY In the financial structure of commercial banks (commercial banks), Debt and Assets of the StateBank of Vietnam (SBV) have a close relationship with each other, which is different from the financialstructure of manufacturing enterprises. The financial structure of commercial banks for debt is mainly capital mobilized from depositsof businesses and individuals (about 80-90% of the total capital). The assets of commercial banks aremainly credit for the economy (nearly70-80%). The question is what to do to effectively manage Debtsand Assets of commercial banks. The article will clarify the Debts and Assets as well as therelationship on Debts and Assets, thereby offering solutions to effectively manage the Debts and Assetsof commercial banks to ensure the commercial activities of commercial banks and effective. Key words: Commercial banks; Debt Property; Assets of commercial banks; Capitalmobilization; Credit extension…1. Nợ và Tài sản của Ngân hàng thương mại1.1. Tổng quan về Nợ của Ngân hàng thương mại Nợ là thuật ngữ dùng để chỉ nghĩa vụ nợ của ngân hàng. Nợ có vai trò quan trọng trong việc gópphần vào sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng. Nợ cùng với Tài sản thuộc nghiệp vụ nội bảng củangân hàng. Tài sản Nợ của ngân hàng được chia làm 4 nhóm:  Vốn huy động  Vốn điều chuyển  Vốn đi vay  Vốn chủ sở hữu1.1.1. Nhóm vốn huy độngCác tài khoản giao dịch:  Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán) của doanh nghiệp,cá nhân, tổ chức. Loại tài khoản này có đặc điểm: + Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào vì vậymang tính rủi ro cao cho các ngân hàng khi dùng các khoản vốn này để đầu tư. Do đó, ngân hàng phảidự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác. (*) Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 11 XUÂN CANH TÝ 2020 + Mục đích của người gửi tiền trong phương thức này không phải để hưởng lãi mà là để nhậncác dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng cung cấp và những dịch vụ thanh toán này sẽkhông thu phí. Vì vậy, nếu sử dụng nguồn vốn này cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.  Tài khoản vãng lai: + Loại tài khoản này thường áp dụng với những khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể thấu chiđến mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Tài khoảnvãng lai là công cụ riêng có của ngân hàng ở tầm vi mô. Các doanh nghiệp chỉ mở cho nhau các tàikhoản chủ nợ, khách nợ hay phải thu phải trả. Các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng khôngđược mở tài khoản vãng lai cho khách hàng. + Tài khoản vãng lai dựa trên hợp đồng tài khoản vãng lai, trong đó hai bên thỏa thuận mức chovay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo,… Các tranh chấp phát sinh được xử lý theo luật tố tụngthương mại. + Tài khoản vãng lai là một tài khoản lưỡng tính và hoạt động theo nguyên lý:  Bên Nợ ghi mọi khoản tiền khách hàng rút ra sử dụng, bao gồm các khoản ngân hàng trả thay cho khách hàng.  Bên Có ghi mọi khoản tiền khách hàng nộp hay thu vào.Các tài khoản phi giao dịch  Thường bao gồm các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm củacá nhân. Loại tiền gửi này khách hàng chỉ được rút tiền ra theo một kỳ hạn được quy định trước, đượchưởng lãi và nhận gốc khi đáo hạn nhưng không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.  Các tài khoản phi giao dịch có các đặc điểm chính: + Mục đích của người gửi tiền là hưởng lãi. + Đây là loại tiền gửi ổn định, thường được ngân hàng sử dụng cho vay trung dài hạn.Phát hành giấy tờ có giá Phát hành chứng chỉ tiền gửi: là những tờ giấy chứng nhận đã gửi tiền vào ngân hàng, có thểchuyển nhượng được, có hưởng lãi theo lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng với người phát hành. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những chứng khoán nợ có thời hạn ngắn, được ngânhàng phát hành để huy động vốn.Huy động vốn qua việc phát triển các tài khoản hỗn hợp Là một dạng tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiếtkiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. Khách hàng sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho chuyên viên quản lý tàikhoản tại ngân hàng.Vốn chiếm dụng  Là việc ngân hàng sử dụng các loại tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình tổ chứcthanh toán không dùng tiền mặt (như các khoản tiền ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnhngân hàng…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng.  Ngoài hình thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: