Danh mục

Làm gì khi con yêu khóc? – với bé sơ sinh đến 2 tuổi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 818.04 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với người ngoài, tiếng khóc trẻ con lúc nào cũng như nhau: to, dai dẳng và nhức óc. Nhưng khi đã là một người mẹ, bạn sẽ phải học cách nghe hiểu từng kiểu khóc của con – từ gào thét, nức nở cho đến rên rỉ, đó là chưa kể có khi bạn vừa nhận ra thôi, bé đã lại dùng tiếng khóc của mình theo kiểu khác rồi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi con yêu khóc? – với bé sơ sinh đến 2 tuổi Làm gì khi con yêu khóc? – với bé sơ sinh đến 2 tuổiĐối với người ngoài, tiếng khóc trẻ con lúc nào cũng như nhau: to, daidẳng và nhức óc. Nhưng khi đã là một người mẹ, bạn sẽ phải học cáchnghe hiểu từng kiểu khóc của con – từ gào thét, nức nở cho đến rên rỉ,đó là chưa kể có khi bạn vừa nhận ra thôi, bé đã lại dùng tiếng khóc củamình theo kiểu khác rồi. Thật khó khăn phải không nào?Và đây chính là cẩm nang cho bạn, giúp bạn hiểu điều gì làm con khóc, làmsao để dỗ con cũng như giúp mọi người xung quanh đỡ đau đầu nhức óchơn.Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổiBé làm bẩn hoặc ướt tã? Bé khóc. Bé bị đau? Bé khóc. Bé khát sữa? Békhóc. Trẻ sơ sinh chưa thể kiểm soát được tiếng khóc của mình cũng giốngnhư bạn không thể kiểm soát được những cơn nấc cụt vậy. Trong nhữngtuần đầu tiên sau khi chào đời, khóc đôi khi là một thói quen mang tính phảnxạ của bé; nhưng tiếng khóc của bé lại khiến chúng ta không khỏi lo sợ:“Con mình bị sao thế? Làm sao để con nín đây?”Trong những tháng đầu đời, bé chỉ biết giao tiếp với thế giới qua tiếng khóccủa mình mà thôi. Ảnh: Corbis.Bạn đừng vội cuống lên, hãy bình tĩnh, thở sâu và nhớ rằng trẻ sơ sinh đượclập trình để khóc. Việc bé khóc váng lên không hẳn tốt cũng không hẳn xấu.Bé không phải lúc nào cũng đưa cảm xúc vào tiếng khóc của mình, ở giaiđoạn này, bé khóc vì chẳng còn cách giao tiếp nào khác mà thôi.Rồi nhờ vào sự phát triển thần kỳ của não bộ và hệ thần kinh trong 6 tuầnđầu đời, em bé sẽ có thể kiểm soát việc khóc của mình tốt hơn, không nhiềunhưng đủ để tạo ra các liên hệ khi cất tiếng khóc để bạn có thể đáp ứng bằngcách thay tã, vỗ về, cho con bú… Mỗi tháng trôi qua, bé sẽ “phức tạp hóa”thêm mối liên hệ giữa tiếng khóc của với nhu cầu của mình. Ồ, bạn có thểthấy con đang lớn khôn từng ngày rồi đây!Làm gì khi con khóc?Kiểm tra các nguyên nhân phổ biến. Nếu bạn không chắc vì sao, hãy kiểmtra qua một lượt các “thủ phạm” hàng đầu khiến con yêu phải khóc: Con đãđược ăn no chưa? Con đã ợ chưa? Tã con có bị bẩn không? Nếu nguyênnhân làm bé khóc nằm trong số này, coi như bạn đã giải quyết xong rồi nhé.Quấn bọc, đu đưa thật nhẹ và ru khẽ. Em bé trải qua 9 tháng đầu đời trongđiều kiện cần được giữ ấm đặc biệt. Kinh nghiệm quấn bọc và đu đưa cóhiệu quả trấn an không còn phải bàn cãi đối với các bé sơ sinh vì nó tái hiệnlại cảm giác và âm thanh mà bé trải qua trong bụng mẹ. Khi bé chưa kiểmsoát được các cơ bắp của mình, quấn bọc giữ cho tay chân bé áp gọn và ấmáp vào cơ thể, giúp bé có những giấc ngủ không bị gián đoạn.Đừng quá cố gắng dỗ bé nín. Bạn có nghĩ rằng bạn càng cố dỗ con nín thìcon sẽ càng khóc nhiều hơn? Điều đó là hoàn toàn có thể. Nếu bạn đã kiểmtra một lượt các nguyên nhân làm bé khóc mà không phát hiện điều gì cầnphải giải quyết, hãy để bé yên trong phòng tối và yên tĩnh, có thể bé chỉ cầnđược tránh xa mọi kích thích mà thôi.Cho bé tiếp xúc với thế giới. Nhiều gia đình có trẻ sơ sinh cố gắng làm mọiviệc thật khẽ khàng để không làm kinh động bé, vì họ nghĩ rằng bé cần sựyên tĩnh đó. Trên thực tế, bé có thể đang rất thèm những âm thanh văng vẳngmà bé đã nghe được khi còn trong bụng mẹ, như giọng nói của mẹ, giọng hátcủa bố hoặc loại nhạc mà bạn hay nghe. Hãy sinh hoạt như bình thường, hátvà làm những trò thú vị cho con xem, miễn đừng quá ồn ào là được.Bé từ 6 đến 12 tháng tuổiVào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu phát hiện ra rằng bé có thể khóc đểđược bạn đáp lại. Nó cũng giống như việc bé phun phì phì và ném thức ănlung tung để xem bạn dọn dẹp rất ngộ (trong mắt bé), hoặc giơ tay ra đểđược bế lên. Bé đã bắt đầu ghi nhận một loạt các dữ liệu về nguyên nhân vàhệ quả. Đây cũng là lúc bạn có thể nhận ra một số thay đổi tính cách: Mộtnhóc tì khóc ầ m nhà có thể sẽ trở nên rất vui vẻ, hay một em bé sơ sinh ít lakhóc có thể trở nên hơi khó gần và khó chiều.Mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bé hay khóc ởkhoảng tuổi này. Ảnh: Corbis.Nếu một đứa bé 6 tháng tuổi khóc dai dẳng mà bạn chẳng hiểu vì sao, rất cóthể bé đang trải qua một cột mốc rất quan trọng đầu đời, đó là mọc cái răngsữa đầu tiên. Mọc răng thường khiến bé đau và khó chịu, và bé sẽ chuyển tảicảm xúc này của mình bằng cách khóc.Em bé của bạn cũng chưa thể hiểu được một khái niệm tâm lý gọi là sự hiệnhữu vật thể. Khi còn là trẻ sơ sinh, việc bạn rời phòng không làm ảnh hưởngđến bé bởi vì bé không thực sự hiểu rằng mẹ đang biến đi đâu mất, nhưnggiờ đây, bé có thể sẽ bối rối về việc bạn ở đâu và bạn có trở lại không. Khikhông thể gọi bạn hoặc hỏi bạn đi đâu, bé sẽ dùng đến “vũ khí” duy nhất củamình – là khóc – để gây chú ý với bạn. Sau cùng, bé sớm nhận ra rằng khi békhóc, bạn sẽ chạy lại bên bé.Đến lúc này, bạn đã có thể phân biệt các kiểu khóc khác nhau của bé. Nhưngnếu bạn không thể, đừng quá lo lắng về điều đó. Thật hoang đ ường nếu chorằng mọi bà mẹ đều hiểu rõ con mình muốn gì qua tiếng khó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: