lâm nghiệp cộng đồng ở miền trung việt nam - phần 2
Số trang: 105
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.27 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
phần 2 của trình bày nội dung từ chương 3 đến chương 5 của cuốn sách về việc cộng đồng tham gia bảo vệ rừng sau giao đất giao rừng, phân tích xung đột và chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá sự thay đổi tài nguyên rừng giao cho cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
lâm nghiệp cộng đồng ở miền trung việt nam - phần 2 Chương 3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC QUẢN LÝ, MÂU THUẪN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co-management of Natural Resources). Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một cách tiếp cận đa nguyên để quản lý tài nguyên thiên nhiên bằng cách kết hợp nhiều đối tác với nhiều vai trò, với mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và phân chia đồng đều những quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài nguyên; 3.1. Cơ sở lý luận về quản lý rừng dựa vào cộng đồng 2) Quản lý tài nguyên bền vững dựa trên Hệ sinh thái (Ecosystem Management). 3.1.1. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo Grumbine (1994) thì “Quản lý hệ sinh thái liên kết các kiến thức khoa học về mối quan hệ sinh thái trong một khuôn khổ giá trị kinh tế và xã hội nhằm hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái trong thời gian dài”. Rừng tự nhiên là một dạng tài nguyên thiên nhiên, phương pháp tiếp cận trong quản lý tài nguyên rừng tương tự phương pháp tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm tương đối rộng và đa lĩnh vực. Trong lĩnh vực lâm nghiệp thì quản lý tài nguyên thiên nhiên tập trung vào 3 hợp phần quan trọng là quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên nước và quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp; trong đó quản lý tài nguyên rừng là một hợp phần quan trọng, vì đây là nguồn tài nguyên đang bị tác động mạnh. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sau đây là một vài cách tiếp cận cơ bản: 1) Quản lý tài nguyên bền vững dựa vào cộng đồng Quản lý tài nguyên tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (Community based natural resources management). Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phương. 172 Hội Sinh thái của Mỹ (1995) hiểu là: “Quản lý hệ sinh thái là sự quản lý có mục đích rõ ràng, được thực hiện bằng những chính sách, nghị định, thực tiễn và thích ứng với việc quan trắc, nghiên cứu dựa trên những hiểu biết về tương tác và quá trình sinh thái cần thiết để duy trì thành phần, cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái”. Bộ Quản lý đất đai của Mỹ (1994) quan niệm “Quản lý hệ sinh thái là sự liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý các hệ sinh học và vật lý bằng cách bảo vệ tính bền vững sinh thái dài hạn, đa dạng thiên nhiên, và sản lượng của cảnh quan”. Bộ Lâm nghiệp của Mỹ (Thomas, 1996) quan niệm là: “Quản lý hệ sinh thái là sự liên kết các yếu tố sinh thái, kinh tế và xã hội để duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và tương lai”. 173 Hội nghị các bên lần thứ 5 thực hiện Công ước đa dạng sinh học đã đưa ra định nghĩa sau: “Tiếp cận hệ sinh thái được định nghĩa như là một chiến lược để quản lý đất, nước và tài nguyên hữu sinh nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hài hòa” (Smith and Maltby, 2003). Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý rừng dựa trên quản lý hệ sinh thái do hội nghị Khoa học Quốc tế về phát triển cách tiếp cận Hệ sinh thái tổ chức tại Cộng hoà Liên bang Đức đưa ra năm 2002: Nguyên tắc 7. Quản lý hệ sinh thái phải xem xét những giá trị, trở ngại và cơ hội kinh tế thích đáng, bao gồm: Giảm những tác động thị trường ảnh hưởng có hại lên ĐDSH; Đặt thứ tự cho những động cơ nhằm khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; Xem xét những chi phí và lợi ích trong mức độ khả thi. Nguyên tắc 8. Tiếp cận dựa trên HST phải được thực hiện trong một quy mô không gian và thời gian phù hợp với mục đích có tính đến tác động lên các hệ sinh thái lân cận. Nguyên tắc 1. Mục đích quản lý đất, nước và tài nguyên hữu sinh là vấn đề lựa chọn xã hội, bao hàm tất cả các thành phần có liên quan của xã hội. Nguyên tắc 9. Quản lý hệ sinh thái cần đặt mục tiêu dài hạn khi thừa nhận quy mô thời gian và hiệu ứng chậm thay đổi đặc trưng cho các quá trình của HST đó. Nguyên tắc 2. Cách tiếp cận HST phải tìm kiếm sự hài hòa thích hợp và sự liên kết giữa bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, cũng như sự chia sẻ công bằng lợi ích. Nguyên tắc 10. Quản lý hệ sinh thái nên chấp nhận chiến lược quản lý mang tính thích nghi khi thừa nhận động lực cố hữu về sự thay đổi và không rõ ràng của hệ sinh thái. Nguyên tắc 3. Quản lý hệ sinh thái phải đảm bảo cung cấp bền vững những sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái. 3.1.2. Quản lý rừng đa phương diện Nguyên tắc 4. Để có thể duy trì được sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái, bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái phải là một mục tiêu ưu tiên. Nguyên tắc 5. Quản lý hệ sinh thái phải được phân quyền đến cấp quản lý thích hợp thấp nhất nhưng có tính đến mối liên kết với các cấp khác. Nguyên tắc 6. Quyết định quản lý phải được dựa trên tất cả các dạng thông tin có liên quan, bao gồm cả tri thức khoa học, cũng như kiến thức địa phương và bản địa, những đổi mới và thực tiễn. 174 Có ba phương diện nói đến trong quản lý rừng đó là: phương diện khoa học kỹ thuật quen thuộc với các cán bộ có nghiệp vụ lâm nghiệp; phương diện tổ chức, cơ cấu là lĩnh vực của các nhà quản lý; phương diện bản địa là lĩnh vực của người địa phương trong quản lý bảo vệ rừng. Về mặt khoa học kỹ thuật: Tổng quan của Jessup và Peluso, 1986 đã nêu rõ việc quản lý rừng gồm việc điều tiết ánh sáng và độ tàn che, cách xử lý để nuôi dưỡng cây cá thể và các loài có giá trị và giảm số lượng những cây không cần thiết, dây leo, bụi rậm, diệt cây ngoài mục đích, làm giàu và tuyển chọn. Quản lý gồm việc ấn định mục tiêu quản lý, kiểm tra sản lượng, lập kế hoạch điều chế, chọn luân kỳ chặt hạ, làm đường, xây 175 dựng cơ sở hạ tầng, xác định ranh giới, dự báo năng suất, kiểm tra chi phí, lập sổ sách hàng năm và tổ chức các công tác lâm sinh. Về mặt tổ chức, quản lý rừng: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
lâm nghiệp cộng đồng ở miền trung việt nam - phần 2 Chương 3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC QUẢN LÝ, MÂU THUẪN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co-management of Natural Resources). Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một cách tiếp cận đa nguyên để quản lý tài nguyên thiên nhiên bằng cách kết hợp nhiều đối tác với nhiều vai trò, với mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và phân chia đồng đều những quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài nguyên; 3.1. Cơ sở lý luận về quản lý rừng dựa vào cộng đồng 2) Quản lý tài nguyên bền vững dựa trên Hệ sinh thái (Ecosystem Management). 3.1.1. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo Grumbine (1994) thì “Quản lý hệ sinh thái liên kết các kiến thức khoa học về mối quan hệ sinh thái trong một khuôn khổ giá trị kinh tế và xã hội nhằm hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái trong thời gian dài”. Rừng tự nhiên là một dạng tài nguyên thiên nhiên, phương pháp tiếp cận trong quản lý tài nguyên rừng tương tự phương pháp tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm tương đối rộng và đa lĩnh vực. Trong lĩnh vực lâm nghiệp thì quản lý tài nguyên thiên nhiên tập trung vào 3 hợp phần quan trọng là quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên nước và quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp; trong đó quản lý tài nguyên rừng là một hợp phần quan trọng, vì đây là nguồn tài nguyên đang bị tác động mạnh. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sau đây là một vài cách tiếp cận cơ bản: 1) Quản lý tài nguyên bền vững dựa vào cộng đồng Quản lý tài nguyên tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (Community based natural resources management). Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phương. 172 Hội Sinh thái của Mỹ (1995) hiểu là: “Quản lý hệ sinh thái là sự quản lý có mục đích rõ ràng, được thực hiện bằng những chính sách, nghị định, thực tiễn và thích ứng với việc quan trắc, nghiên cứu dựa trên những hiểu biết về tương tác và quá trình sinh thái cần thiết để duy trì thành phần, cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái”. Bộ Quản lý đất đai của Mỹ (1994) quan niệm “Quản lý hệ sinh thái là sự liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý các hệ sinh học và vật lý bằng cách bảo vệ tính bền vững sinh thái dài hạn, đa dạng thiên nhiên, và sản lượng của cảnh quan”. Bộ Lâm nghiệp của Mỹ (Thomas, 1996) quan niệm là: “Quản lý hệ sinh thái là sự liên kết các yếu tố sinh thái, kinh tế và xã hội để duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và tương lai”. 173 Hội nghị các bên lần thứ 5 thực hiện Công ước đa dạng sinh học đã đưa ra định nghĩa sau: “Tiếp cận hệ sinh thái được định nghĩa như là một chiến lược để quản lý đất, nước và tài nguyên hữu sinh nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hài hòa” (Smith and Maltby, 2003). Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý rừng dựa trên quản lý hệ sinh thái do hội nghị Khoa học Quốc tế về phát triển cách tiếp cận Hệ sinh thái tổ chức tại Cộng hoà Liên bang Đức đưa ra năm 2002: Nguyên tắc 7. Quản lý hệ sinh thái phải xem xét những giá trị, trở ngại và cơ hội kinh tế thích đáng, bao gồm: Giảm những tác động thị trường ảnh hưởng có hại lên ĐDSH; Đặt thứ tự cho những động cơ nhằm khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; Xem xét những chi phí và lợi ích trong mức độ khả thi. Nguyên tắc 8. Tiếp cận dựa trên HST phải được thực hiện trong một quy mô không gian và thời gian phù hợp với mục đích có tính đến tác động lên các hệ sinh thái lân cận. Nguyên tắc 1. Mục đích quản lý đất, nước và tài nguyên hữu sinh là vấn đề lựa chọn xã hội, bao hàm tất cả các thành phần có liên quan của xã hội. Nguyên tắc 9. Quản lý hệ sinh thái cần đặt mục tiêu dài hạn khi thừa nhận quy mô thời gian và hiệu ứng chậm thay đổi đặc trưng cho các quá trình của HST đó. Nguyên tắc 2. Cách tiếp cận HST phải tìm kiếm sự hài hòa thích hợp và sự liên kết giữa bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, cũng như sự chia sẻ công bằng lợi ích. Nguyên tắc 10. Quản lý hệ sinh thái nên chấp nhận chiến lược quản lý mang tính thích nghi khi thừa nhận động lực cố hữu về sự thay đổi và không rõ ràng của hệ sinh thái. Nguyên tắc 3. Quản lý hệ sinh thái phải đảm bảo cung cấp bền vững những sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái. 3.1.2. Quản lý rừng đa phương diện Nguyên tắc 4. Để có thể duy trì được sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái, bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái phải là một mục tiêu ưu tiên. Nguyên tắc 5. Quản lý hệ sinh thái phải được phân quyền đến cấp quản lý thích hợp thấp nhất nhưng có tính đến mối liên kết với các cấp khác. Nguyên tắc 6. Quyết định quản lý phải được dựa trên tất cả các dạng thông tin có liên quan, bao gồm cả tri thức khoa học, cũng như kiến thức địa phương và bản địa, những đổi mới và thực tiễn. 174 Có ba phương diện nói đến trong quản lý rừng đó là: phương diện khoa học kỹ thuật quen thuộc với các cán bộ có nghiệp vụ lâm nghiệp; phương diện tổ chức, cơ cấu là lĩnh vực của các nhà quản lý; phương diện bản địa là lĩnh vực của người địa phương trong quản lý bảo vệ rừng. Về mặt khoa học kỹ thuật: Tổng quan của Jessup và Peluso, 1986 đã nêu rõ việc quản lý rừng gồm việc điều tiết ánh sáng và độ tàn che, cách xử lý để nuôi dưỡng cây cá thể và các loài có giá trị và giảm số lượng những cây không cần thiết, dây leo, bụi rậm, diệt cây ngoài mục đích, làm giàu và tuyển chọn. Quản lý gồm việc ấn định mục tiêu quản lý, kiểm tra sản lượng, lập kế hoạch điều chế, chọn luân kỳ chặt hạ, làm đường, xây 175 dựng cơ sở hạ tầng, xác định ranh giới, dự báo năng suất, kiểm tra chi phí, lập sổ sách hàng năm và tổ chức các công tác lâm sinh. Về mặt tổ chức, quản lý rừng: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Lâm nghiệp Lâm nghiệp cộng đồng Lâm nghiệp Việt Nam Lâm nghiệp cộng đồng miền Trung Việt Nam Quản lý rừngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hỏi-Đáp về pháp luật lâm nghiệp
91 trang 57 0 0 -
81 trang 55 0 0
-
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 49 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 48 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 46 0 0 -
Công tác giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam
9 trang 38 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 33 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 6
30 trang 33 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 5
32 trang 33 0 0 -
73 trang 33 0 0