Danh mục

Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông" chia sẻ một số vấn đề lý luận cơ bản, trình bày thực trạng công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phân tích lãnh đạo phụng sự trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thôngKỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAMLê Khánh VânLÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Lê Khánh Vân(*) Tóm tắt Bối cảnh hiện nay đang đặt ra yêu cầu mới đối với lãnh đạo nhà trường, đòi hỏi ở người lãnh đạo phương thức lãnh đạo phù hợp. Phụng sự để dẫn đầu đang là mô hình lãnh đạo được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Mô hình này phản ánh phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo với cách tiếp cận ở góc độ cấp dưới, phụ huynh và những người liên quan. Lãnh đạo phụng sự là lý thuyết mới, hiện đại. Người lãnh đạo nghiên cứu và thực hành lý thuyết này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng. Bài viết chia sẻ một số vấn đề lý luận cơ bản, trình bày thực trạng công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phân tích lãnh đạo phụng sự trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông Từ khóa: Lãnh đạo phụng sự, giáo dục hướng nghiệp, trường phổ thông. SERVANT LEADERSHIP IN VOCATIONAL EDUCATION IN SCHOOLS Abstract: The current context is posing new demands for school leaders, requiring leaders to adopt appropriate leadership styles. Servant leadership has recently become a prominent leadership model. This model reflects a leader’s quality and competence from the perspectives of subordinates, parents, and stakeholders. Servant leadership is a modern theory. Leaders who study and put this theory into practice will enhance the effectiveness of school operations in general and career guidance activities in particular. The article discusses some fundamental theoretical issues, presents the current situation of career guidance in schools, and analyzes servant leadership in career guidance in schools. Keywords: Servant leadership, vocational education, schools.(*) ThS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 582 LÊ KHÁNH VÂN1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI cuộc cách mạng số đã biến đổi thế giới từ thế giới dựa trên giaodịch sang thế giới dựa trên quan hệ. Khả năng lãnh đạo là một lợi thế cạnh tranh vàcũng là điều tất yếu đối với cá nhân và tổ chức. Suốt thế kỷ XX chúng ta chấp nhậngiao tiếp một chiều từ người nắm quyền. Mô hình lãnh đạo phân cấp này có xu hướngsuy giảm ở thế kỷ XX. Vai trò nguồn lực con người ngày càng được đề cao, các nhànghiên cứu quan tâm và nhấn mạnh “phụng sự” để dẫn đầu. “Lãnh đạo phải gắn vớiphụng sự, từ góc độ người được phụng sự, điều này vô cùng ý nghĩa; từ góc độ ngườiđang đấu tranh để trở thành lãnh đạo, điều này thể hiện sự thay đổi đáng kể. Chúng tađang sống trong kỷ nguyên mới, những quy tắc, luật lệ mới, những cách thức mới đểphục vụ và với trách nhiệm lớn hơn nhiều” (Strock, 2020). Tác giả Wong (1997)khẳng định: “Xã hội ngày nay đang thay đổi nhanh chóng, sự phát triển kinh tế đòi hỏimột kiểu lãnh đạo mới, mà ông cảm thấy sẽ có khả năng tối đa hóa cơ hội và tối ưuhóa tài nguyên”. Lãnh đạo phụng sự là một trong những mô hình lãnh đạo hiệu quảcác mặt hoạt động của nhà trường, trong đó có giáo dục hướng nghiệp. Nó rất cần thiếtđể nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và hộinhập quốc tế.2. NỘI DUNG2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản Lãnh đạo phụng sự được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách lãnh đạo phụng sựcủa tác giả Greenleaf khi ông đọc tác phẩm hành trình tới phương Đông của tác giảHerman Hesse. Trong khoảng 10 năm gần đây lý thuyết lãnh đạo phụng sự được tậptrung nghiên cứu rất nhiều. Lãnh đạo phụng sự phù hợp trong nhà trường vì nhấnmạnh hành vi vượt lên tư lợi cá nhân để phục vụ lợi ích tập thể, các bên có liên quangiúp cho các thành viên trong tập thể khỏe mạnh hơn, thái độ tích cực và có địnhhướng phục vụ. Điều này, được sự đồng thuận nhiều hơn của xã hội về sự thay đổi mốiquan hệ của nhà lãnh đạo và tổ chức hướng tới phục vụ thay vì theo đuổi động cơ tưlợi bản thân. Lãnh đạo phụng sự có cấu trúc đa chiều gồm đạo đức, tâm linh, tính xácthực, tính toàn vẹn. Những chiều kích này thường có một phần, nhưng không đầy đủtrong các cách tiếp cận khác. Mô hình lãnh đạo ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: