Danh mục

Lê Chân - Nữ tướng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nữ tướng Lê Chân quê ở làng An Biên, nay thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, vì không chịu nổi áp bức của bọn xâm lược và tay sai, bà bèn bỏ quê, tìm đến đất làng Vẻn - một nơi đầu sóng ngọn gió (thuộc thành phố Hải Phòng) để làm ăn. Nhiều người theo Lê Chân đến đây, hình thành làng mới, nhưng không gọi là làng Vẻn, mà lấy tên làng gốc An Biên đặt cho nơi tụ cư mới này. Tại đây, nàng tổ chức lực lượng, tích trữ lương thảo, rồi hưởng ứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lê Chân - Nữ tướng Lê Chân - Nữ tướng Nữ tướng Lê Chân quê ở làng An Biên, nay thuộc huyện Đông Triều,tỉnh Quảng Ninh, vì không chịu nổi áp bức của bọn xâm lược và tay sai, bàbèn bỏ quê, tìm đến đất làng Vẻn - một nơi đầu sóng ngọn gió (thuộc thànhphố Hải Phòng) để làm ăn. Nhiều người theo Lê Chân đến đây, hình thànhlàng mới, nhưng không gọi là làng Vẻn, mà lấy tên làng gốc An Biên đặt chonơi tụ cư mới này. Tại đây, nàng tổ chức lực lượng, tích trữ lương thảo, rồihưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng khởi xướng và giành thắng lợi.Sau khi Hai Bà Trưng hy sinh, Lê Chân cũng bỏ mình vì nước. Theo sửsách, bà là tướng tiên phong chống lại quân Mã Viện ở sông Bạch Đằng, saurút lui về hồ Tây (Hà Nội). ở đây, bà đã chống cự rất anh dũng với quânHán, nhưng quân ít, bà đã không địch nổi giặc do chính Mã Viện chỉ huy vớisự phụ tá của hai tướng khác. Bà Lê Chân đã phải lui về làng Mai Động (HàNội) và hy sinh tại đây. Để ghi nhớ công lao và chiến tích của Lê Chân, dânlàng An Biên lập đền thờ bà làm Thành Hoàng. Đền ấy được gọi là đềnNghè tọa lạc ở phố Lê Chân, thành phố Hải Phòng ngày nay. Tại làng Mai Động cũng lập đền thờ bà và tôn bà là Thành Hoànglàng. Hàng năm làng mở hội vào các ngày 4,5,6 tháng 1 âm lịch. Vào ngàyhội, dân làng chuẩn bị lễ vật cúng thần và sau những lễ nghi truyền thống, làcác cuộc đấu vật diễn ra ở Đồng Vật. Tục truyền đây là nơi nữ tướng LêChân từng luyện võ vật cho trai gái làng thuở đó. Hội vật làng Mai Độngđến nay vẫn được duy trì và tổ chức trong ngày hội làng. Đền Nghè mở hội lễ chính vào ngày mùng 8, 9, 10 tháng 2 âm lịch,tương truyền là ngày sinh của Lê Chân. Tại đền còn dâng lễ vào ngày đạithắng 15 tháng 8, và ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Mở đầu hội là cuộc rướcngai, mũ, ấn từ đền Nghè vào đình làng, khi rước phải xin phép ThànhHoàng cho dân được hành lễ. Đi đầu cuộc rước là người cầm cờ, rước phướnđủ màu sắc; theo sau là các hiệu chiêng, hiệu trống, phường bát âm, theo saulà các bô lão. Cuộc rước về đến đình thì dừng lại, các đồ thờ lưu lại trongđình suốt 3 ngày, mỗi ngày các quan tế tiến lễ hai lần, gồm hương, hoa, xôi,quả, khi có lợn thì phải làm sạch, bỏ ruột và gan, tế lễ xong đem chia đềucho dân làng, không phân biệt nam hay nữ. Trong 3 ngày hội dân làng diễnnhiều trò vui: cờ người, đấu vật, thi tài, ban đêm thì hát xướng. Sáng ngày10, cuộc rước từ đình về đền được cử hành long trọng. Khi về đến đền Nghècử hành lễ tế. Đặc biệt những người chỉ trì và tham dự lễ đều là phụ nữ, cácvai nữ quan cũng thành thục theo nghi lễ truyền thống. Về sau nữ tướng Lê Chân được phong làm Thượng đẳng Phúc thầncông chúa. Tưởng nhớ công ơn bà, một nữ tướng tài ba, nhân dân Hải Phòngđã tạc tượng bà bằng đồng với dáng đứng uy nghi nhưng đầy chất nữ tính,biểu tượng cho người con gái Việt Nam. Tượng đài nữ tướng Lê Chân vừađược nhân dân thành phố Hải Phòng khánh thành vào tháng 1 năm 2001 vừaquạ

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: