'Lễ cột chỉ cổ tay' của người S'Tiêng, Bình Phước
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 411.00 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lễ cột chỉ cổ tay - một nét đẹp văn hóa có từ bao đời nay của đồng bào dân tộc S’Tiêng, Bình Phước.
Ảnh minh họa Để tiến hành nghi lễ, các thanh niên trong gia đình cùng nhau mổ heo, gà để nấu nướng. Đặc biệt trong các món ăn không thể thiếu món “canh bồi” - món ăn truyền thống của người S’Tiêng. Để nấu được món này, người ta cho đọt mây tươi xắt nhỏ đã luộc sơ cho bớt đắng vào nồi nước sôi nấu chín, sau đó bỏ thịt nướng và gạo giã nhuyễn vào....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Lễ cột chỉ cổ tay” của người S’Tiêng, Bình Phước “Lễ cột chỉ cổ tay” của người S’Tiêng, Bình Phước Lễ cột chỉ cổ tay - một nét đẹp văn hóa có từ bao đời nay của đồng bào dân tộc S’Tiêng, Bình Phước. Ảnh minh họa Để tiến hành nghi lễ, các thanh niên trong gia đình cùng nhau mổ heo, gà để nấu nướng. Đặc biệt trong các món ăn không thể thiếu món “canh bồi” - món ăn truyền thống của người S’Tiêng. Để nấu được món này, người ta cho đọt mây tươi xắt nhỏ đã luộc sơ cho bớt đắng vào nồi nước sôi nấu chín, sau đó bỏ thịt nướng và gạo giã nhuyễn vào. “Canh bồi” khi dọn lên trông giống như một món súp sền sệt, có vị hơi đắng của đọt mây, vị ngọt của thịt nướng và đặc biệt là của lá nhau là một loại lá rừng ở đây. Sau khi bày biện các món ăn ngon nhất dâng lên cúng thần linh và tổ tiên, thì đến phần lễ “cột chỉ cổ tay”. Một bó dây chỉ bằng sợi vải dệt thổ cẩm nhúng sơ vào huyết gà được dọn ra. Các thành viên trong gia đình, họ tộc đến dự lễ lấy dây chỉ nhúng vào huyết gà rồi cột vào cổ tay đứa trẻ vừa đầy tháng. Theo quan niệm của người S’Tiếng, buộc chỉ tay trong buổi lễ nói trên nhằm gửi gắm đứa trẻ cho “bà mụ”, là một vị thần trông nom, bảo vệ sức khỏe cho đứa bé. Việc cột chỉ tay còn như lời người thân trong gia đình cầu chúc sức khỏe cho đứa bé, đồng thời thể hiện sự yêu thương, gắn bó ruột thịt trong gia đình, dòng họ. Đối với người S’ Tiêng cột chỉ tay còn là nghi thức tâm linh. Bởi thế, mỗi khi con trẻ bị bệnh thì ông bà, cha mẹ đứa trẻ lại làm cơm canh cúng thần linh để làm lễ cột chỉ tay, cầu xin cho con mau lành bệnh và khỏe mạnh. Ngoài ra, với người S’Tiêng, khi đứa trẻ tròn 13 tuổi, gia đình cũng làm lễ cột chỉ tay “Cờ ty con” nhằm đánh dấu, chúc mừng một bước trưởng thành của đứa bé, đồng thời qua đó cầu xin thần linh ban ơn phù hộ cho đứa bé có sức khỏe, chăm ngoan. Tại buổi lễ, anh em, bạn bè của gia đình sau khi làm lễ buộc chỉ tay cho đứa trẻ và chúc phúc cho gia đình, họ tặng đứa trẻ những món quà kỷ niệm để nhân vật chính của buổi lễ chuẩn bị bước vào đời. Món đồ được tặng thường là những bộ khung dệt thổ cẩm, những con vật nuôi (nếu là bé gái) và các bộ cung tên, chà gạc (nếu là bé trai)… Lễ cột chỉ tay của người S’Tiêng còn thể hiện như sự cam kết giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và thần linh. Chính vì vậy, trong tất cả các lễ hội có yếu tố tâm linh của người S’Tiêng đều có lễ cột chỉ cổ tay. Lễ buộc chỉ tay từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của gia đình và gia tộc đối với con, cháu người S’Tiêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Lễ cột chỉ cổ tay” của người S’Tiêng, Bình Phước “Lễ cột chỉ cổ tay” của người S’Tiêng, Bình Phước Lễ cột chỉ cổ tay - một nét đẹp văn hóa có từ bao đời nay của đồng bào dân tộc S’Tiêng, Bình Phước. Ảnh minh họa Để tiến hành nghi lễ, các thanh niên trong gia đình cùng nhau mổ heo, gà để nấu nướng. Đặc biệt trong các món ăn không thể thiếu món “canh bồi” - món ăn truyền thống của người S’Tiêng. Để nấu được món này, người ta cho đọt mây tươi xắt nhỏ đã luộc sơ cho bớt đắng vào nồi nước sôi nấu chín, sau đó bỏ thịt nướng và gạo giã nhuyễn vào. “Canh bồi” khi dọn lên trông giống như một món súp sền sệt, có vị hơi đắng của đọt mây, vị ngọt của thịt nướng và đặc biệt là của lá nhau là một loại lá rừng ở đây. Sau khi bày biện các món ăn ngon nhất dâng lên cúng thần linh và tổ tiên, thì đến phần lễ “cột chỉ cổ tay”. Một bó dây chỉ bằng sợi vải dệt thổ cẩm nhúng sơ vào huyết gà được dọn ra. Các thành viên trong gia đình, họ tộc đến dự lễ lấy dây chỉ nhúng vào huyết gà rồi cột vào cổ tay đứa trẻ vừa đầy tháng. Theo quan niệm của người S’Tiếng, buộc chỉ tay trong buổi lễ nói trên nhằm gửi gắm đứa trẻ cho “bà mụ”, là một vị thần trông nom, bảo vệ sức khỏe cho đứa bé. Việc cột chỉ tay còn như lời người thân trong gia đình cầu chúc sức khỏe cho đứa bé, đồng thời thể hiện sự yêu thương, gắn bó ruột thịt trong gia đình, dòng họ. Đối với người S’ Tiêng cột chỉ tay còn là nghi thức tâm linh. Bởi thế, mỗi khi con trẻ bị bệnh thì ông bà, cha mẹ đứa trẻ lại làm cơm canh cúng thần linh để làm lễ cột chỉ tay, cầu xin cho con mau lành bệnh và khỏe mạnh. Ngoài ra, với người S’Tiêng, khi đứa trẻ tròn 13 tuổi, gia đình cũng làm lễ cột chỉ tay “Cờ ty con” nhằm đánh dấu, chúc mừng một bước trưởng thành của đứa bé, đồng thời qua đó cầu xin thần linh ban ơn phù hộ cho đứa bé có sức khỏe, chăm ngoan. Tại buổi lễ, anh em, bạn bè của gia đình sau khi làm lễ buộc chỉ tay cho đứa trẻ và chúc phúc cho gia đình, họ tặng đứa trẻ những món quà kỷ niệm để nhân vật chính của buổi lễ chuẩn bị bước vào đời. Món đồ được tặng thường là những bộ khung dệt thổ cẩm, những con vật nuôi (nếu là bé gái) và các bộ cung tên, chà gạc (nếu là bé trai)… Lễ cột chỉ tay của người S’Tiêng còn thể hiện như sự cam kết giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và thần linh. Chính vì vậy, trong tất cả các lễ hội có yếu tố tâm linh của người S’Tiêng đều có lễ cột chỉ cổ tay. Lễ buộc chỉ tay từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của gia đình và gia tộc đối với con, cháu người S’Tiêng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dân tộc S’Tiêng Lễ cột chỉ cổ tay văn hóa dân tộc phong tục tập quán Lễ hội truyền thống Việt Nam văn hóa Việt Nam truyền thống Việt NamTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 373 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
30 trang 0 0 0
-
23 trang 0 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Song Phượng
3 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh
15 trang 0 0 0 -
60 trang 0 0 0
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT thành phố Vinh
52 trang 0 0 0 -
172 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0