Danh mục

Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - thực trạng và thách thức

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 707.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu vào một số đặc điểm lễ hội người Chăm, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội, từ đó bước đầu đưa ra những đề xuất nhằm bảo lưu và gìn giữ lễ hội Chăm hi vọng sẽ góp phần nào khôi phục lại những giá trị của nền văn hóa Chăm rực rỡ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - thực trạng và thách thứcHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 129-139This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1069.2018-0036LỄ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN – THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨCNguyễn Thùy LinhKhoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời,đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá ẤnÐộ. Ngày nay, dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên mộtnền văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất. Trong đó, lễ hội Chăm là sản phẩm lâuđời của nền văn minh vùng Panduranga - Chăm. Tuy nhiên, cho đến hôm nay nókhông còn nguyên gốc ban đầu mà đã bị biến đổi và lai căng. Sự biến đổi là quy luậttất yếu của thời đại nhưng quan trọng là phải biến đổi như thế nào để phát triển đi lênchứ không thể biến đổi để suy thoái rồi cuối cùng biến mất. Bài viết đi sâu vào mộtsố đặc điểm lễ hội người Chăm, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội, từ đóbước đầu đưa ra những đề xuất nhằm bảo lưu và gìn giữ lễ hội Chăm hi vọng sẽ gópphần nào khôi phục lại những giá trị của nền văn hóa Chăm rực rỡ.Từ khóa: Người Chăm, lễ hội, văn hóa Chăm, thực trạng, thách thức.1.Mở đầuTrong những năm gần đây, văn hóa và lịch sử Chăm được nhiều người quan tâm. Đặc biệtnhất có thể kể đến cuốn Vương quốc Chăm - Địa dư, dân cư và lịch sử của GS.TS. Pièrre-BernardLAFONT [2]. Đây là một tác phẩm lịch sử đầu tiên về Chăm mang tính khoa học, tổng hợp vàkhách quan kéo dài từ ngày Chăm lập quốc vào thế kỉ thứ 2 cho đến khi bị xóa sổ trên bản đồ thếgiới vào năm 1832. Theo tác giả “Sau khi bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, Chăm để lại cho thế hệhôm nay một chuỗi di tích cổ xưa, một số văn bản ghi khắc trên bia đá hay trên đền tháp, một sốtư liệu viết trên đá buông cũng như trên giấy và một cộng đồng chủng tộc rất tự hào là nhữngngười thừa kế một nền văn minh đã từng đánh dấu những nét vàng son trên trang sử của bản đảoĐông Dương [2; 22]. Nghiên cứu về lễ hội Chăm, tiêu biểu nhất phải kể đến công trình: Văn hóaChăm - Nghiên cứu và phê bình của tác giả Sakaya [3]. Trong công trình, tác giả đã để cập đến rấtnhiều những vấn đề trong lễ hội Chăm như Lễ Katé truyền thống của người Chăm [3; 227], Lễ hộiBà Thu Bồn - một tín ngưỡng thờ Mẫu (Po Ina Nagar) của người Việt - Chăm ở Quảng Nam[3;331] hay Góp phần tìm hiểu lễ Nija Nưgar của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận [3; 356]. Sự đadạng của các công trình nghiên cứu cho thấy sức hấp dẫn của văn hóa Chăm cả trong và ngoàinước. Tuy nhiên, nghiên cứu về lễ hội Chăm dưới góc nhìn quản lí văn hóa để bảo tồn và quản lícó hiệu quả thì vẫn là một khía cạnh còn bỏ ngỏ. Bài viết của chúng tôi về Lễ hội của người Chămở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức hi vọng phần nào đóng góp công sức gìn giữ và traotruyền những tinh hoa về truyền thống lễ hội Chăm một thời vàng son trong đời sống đương đạihôm nay.Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thùy Linh. Địa chỉ e-mail: thuylinh7987@gmail.com129Nguyễn Thùy Linh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đôi nét về người Chăm và vương quốc Chăm ở Việt NamDân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạonên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Từ thế kỉ II đến thế kỉ XVsau công nguyên là thời kì vàng son của Ấn giáo ở vương quốc Chăm. Cũng như các quốc giakhác ở Đông Nam Á ảnh hưởng Ấn Độ giáo như Inđônêsia (Bali), Thái Lan và Campuchia thìChăm cũng thường xây dựng đền tháp để thờ các vị thần Siva, Brahma, Visnu và hàng năm cũngthường tổ chức lễ cúng tế ở đền tháp. Thông qua tư liệu bia kí, chúng ta biết rằng, các vua chúaChăm luôn cúng tế đền tháp sau những lần vua đăng quang, thắng trận và được mùa. Hình thứccúng tế đền tháp có quy mô được triều đình, hoàng gia tổ chức. Qua cứ liệu này, cho chúng ta biếtChăm có truyền thống cúng tế đền tháp từ xa xưa đến nay. Thế kỉ XV (năm 1471), thủ đô Vijaya(Bình Định) của Chăm bị sụp đổ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự suy tàn của vương quốcChăm mà còn cả nền văn minh Ấn giáo để nhường chỗ cho sự phát triển của Hồi giáo ở vùngĐông Nam Á. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, thông tin về vương quốc Chăm ít được đề cập, tưliệu bia kí Chăm bằng chữ Phạn cũng không còn nữa và kể cả tư liệu cổ Trung Quốc, Việt Namtrong thời gian này cũng không còn ghi chép nhiều về Chăm. Do đó, thông tin về Chăm sau thế kỉXV chỉ còn được biết đến qua văn bản cổ chép tay còn lưu giữ ở một số chức sắc và gia đình củangười Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận. Những văn bản chép tay này được người Chăm truyền lạitừ nhiều đời, ghi chép cẩn thận về văn minh Chăm vùng Panduranga trên tất cả bình diện như lịchsử, văn chương, lịch pháp, tín ngưỡng, đến tháp, nghi lễ và hội hè. Thông qua văn bản chữ Chămnày, các nhà khoa học đã n ...

Tài liệu được xem nhiều: