Danh mục

Lê Trọng Thứ - Người cha của nhà bác học

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.73 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân gian có câu "Con hơn cha là nhà có phúc", câu nói đó rất phù hợp nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn thế kỷ 18, và cha của ông là Lê Trọng Thứ (1693 - 1781). Đạo đức của ông Lê Trọng Thứ ảnh hưởng sâu sắc đến Lê Quý Đôn. Khi cha con ông làm quan trong triều, vua Lê Cảnh Hưng khen ngợi: "Cha con người thật làm vẻ vang cho sông núi nước Nam. Hãy cố gắng hơn nữa để khỏi phụ lòng xã tắc". Ông Lê Trọng Thứ người xã Diên Hà,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lê Trọng Thứ - Người cha của nhà bác học Lê Trọng Thứ - Người cha của nhà bác học Dân gian có câu Con hơn cha là nhà có phúc, câu nói đó rất phù hợpnhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn thế kỷ 18, và cha của ông là Lê TrọngThứ (1693 - 1781). Đạo đức của ông Lê Trọng Thứ ảnh hưởng sâu sắc đếnLê Quý Đôn. Khi cha con ông làm quan trong triều, vua Lê Cảnh Hưng khenngợi: Cha con người thật làm vẻ vang cho sông núi nước Nam. Hãy cốgắng hơn nữa để khỏi phụ lòng xã tắc. Ông Lê Trọng Thứ người xã Diên Hà, tổng Diên Hà, huyện Diên Hà,phủ Tiên Hưng (nay là làng Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình). Lúc nhỏ còn có tên là Lê Phú Thứ, ông sinh năm 1693 và mấtnăm 1781. Ông học giỏi từ khi đi thi hương cống ở Sơn Nam, đến khi lên học ởQuốc Tử Giám, bài làm của ông đều được phê điểm ưu. Ông thi đỗ tiến sĩnăm Giáp Thìn (1724) lúc 31 tuổi, sau đó được bổ nhiệm vào Viện hàn lâm,đến năm 79 tuổi thì về hưu. Ông từng giữ tới chức Thượng thư bộ Hình. Vềtước vị, ông được phong từ tước bá Diên phương bá đến tước hầu Diễnphái hầu. Khi qua đời, ông được tặng hàm Thái bảo, tước Hà quận công.Ông còn có hiệu Trúc Am và có Trúc Am thi văn tập. Ông là một ngườicha mẫu mực, một ông quan cần mẫn liêm chính, thẳng thắn trung thực, hếtlòng vì dân vì nước. Khi công danh tột đỉnh cũng như khi về quê, ông luônluôn sống giản dị, kính già yêu trẻ. Chúng ta không thể hình dung nổi cuộcđời làm quan của ông biết bao thăng trầm, trắc trở. Sử sách viết về ông: Trọng Thứ là người chất phác, bộc trực, dám nóithẳng, là một chỗ dựa vững chắc của triều đình (Việt sử thông giám cươngmục - chính biên, Nhà xuất bản Sử học). Chúa Trịnh Doanh cũng phải khenông là người trung thực dám nói thẳng và ban cho ông bốn chữ Đặc hiệuhảo ân (Ân huệ đặc biệt danh tiếng tốt đẹp). Vì trung ngôn nghịch nhĩ,nói thẳng thì khó nghe, mà cuộc đời phải trải qua bao thăng trầm. Để cuối cùng có được đánh giá và những lời ban khen ấy, ông đã từngbị giáng chức, cách chức. Khi tiến sĩ Trần Hiền bị Trần Cảnh vì thù riêng màvu oan, ông dám đương đầu bảo vệ Trần Hiền (Hiền là thầy dạy NguyễnTuyển, Nguyễn Cừ hai thủ lĩnh nghĩa quân) để rồi bị giáng chức đi làm giámsát Hải Đông. Vì tranh luận với Nguyễn Công Hằng về hình luật, ông bịgiáng xuống hai bậc, bị giải nhiệm, không được họp bàn ở viện cơ mật. Ôngcòn dâng khải kể bảy tội của Đỗ Thế Giai, bị cách chức cho về quê. Thánggiêng năm 1740, ông mới được phục chức. Lê Trọng Thứ không chỉ đối mặtvới quan tham mà ngay cả với chúa Trịnh, ông cũng phê phán những việclàm không đúng của chúa Trịnh. Một lần Trịnh Doanh hỏi ông về lão thần quận Triệu Nguyễn HuyNhuận (bị Đỗ Thế Giai dèm pha), ông nói: Các bậc lão thần có danh vọngđối với nước nhà cũng như những cây cao đối với cánh rừng. Rừng khôngthể một lúc mọc ngay cây to. Triều đình không phải một khoa thi mà kénchọn được ngay người tài giỏi, lịch duyệt. Bây giờ nếu để cho bìm bìm leođổ đại thụ, bậc lão thần có danh vọng chỉ vì mấy lời dèm pha mà bị cáchchức thì còn ai không lo cho thân phận mình. Cũng nhân việc này ông dângkhải trình bày về việc trọng hiền đãi sĩ. Những việc của dân, ông cũng từng mạnh dạn tâu trình. Có lần ôngnói với Trịnh Doanh: Nhà nước đã thu thuế ruộng mấy lần, nay lại đánhthuế các hộ làm muối. Chỉ có một mảnh đất mà mấy lần đóng thuế. Như vậydân nghèo khó bề nuôi sống vợ con. Chúa Trịnh nghe ông bãi bỏ thuếmuối. Một lần ưu binh làm loạn, Trịnh Doanh định đưa quân đến đàn áp,ông nói: Không nên vì tổ kiến để vỡ đê dài rồi ông tình nguyện đi gặp ưubinh. Bằng lời nói, bằng tấm gương sáng về đạo đức của mình, ông đã giảitán được đám ưu binh, tránh được một cuộc đổ máu. Sáu mươi lăm tuổi ông xin về hưu. Trịnh Doanh không đành được,cho ông về, nhưng chỉ một năm sau lại triệu ông ra làm quan. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: