Danh mục

Lí luận và công nghệ mô phỏng trong dạy học hình học họa hình và vẽ kĩ thuật

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 983.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo giới thiệu một số quan điểm và đề xuất của các tác giả về: Những khái niệm cơ bản của Lí luận và công nghệ mô phỏng; vị trí của Lí luận và công nghệ mô phỏng trong Phương pháp luận khoa học công nghệ nói chung và Phương pháp luận Hình học họa hình và Vẽ kĩ thuật (HHHH&VKT) nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí luận và công nghệ mô phỏng trong dạy học hình học họa hình và vẽ kĩ thuật JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 112-124 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC HỌA HÌNH VÀ VẼ KĨ THUẬT Nguyễn Xuân Lạc1 , Trần Kim Tuyền2 1 Viện Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2 Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài báo giới thiệu một số quan điểm và đề xuất của các tác giả về: (i) Những khái niệm cơ bản của Lí luận và công nghệ mô phỏng; (ii) Vị trí của Lí luận và công nghệ mô phỏng trong Phương pháp luận khoa học công nghệ nói chung và Phương pháp luận Hình học họa hình và Vẽ kĩ thuật (HHHH&VKT) nói riêng. Ở đây HHHH&VKT được hiểu là môn học Vẽ kĩ thuật (VKT) cùng với những kiến thức và kĩ năng tiên quyết (có trước theo cách thích hợp) về Hình học họa hình (HHHH); (iii) Ứng dụng của công nghệ mô phỏng trong dạy học tương tác ảo HHHH&VKT trong các trường dạy nghề Trung cấp, cao đẳng; Cao đẳng và đại học. Từ khóa: Hình học họa hình và Vẽ kĩ thuật, Lí luận và công nghệ mô phỏng, công nghệ dạy học, Tiếp cận công nghệ, dạy học tương tác ảo, mô hình.1. Mở đầu Nhìn chung, mọi quá trình nghiên cứu khoa học đều là quá trình đặt vấn đề nghiêncứu, mô hình hóa đối tượng theo một quan điểm (hay cách tiếp cận) xác định, vận dụngnhững tri thức, phương tiện, phương pháp và kĩ năng tương ứng để giải bài toán và kiểmchứng mức độ đáp ứng của kết quả đạt được so với yêu cầu thực tiễn. Nếu mức độ đó chấpnhận được, kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong việc nhận dạng thuộc tính và quyluật của thế giới khách quan, đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho xã hội, nếu khôngcông việc phải được làm lại từ đầu hoặc từ bước thích hợp, với mô hình mới ngày càng sátthực hơn. Vì thế mô hình hóa và mô phỏng là quan điểm cốt yếu của phương pháp luậnkhoa học nói chung và của phương pháp luận HHHH&VKT nói riêng. Để khẳng định sựđúng đắn của quan điểm trên, cần có những định nghĩa và quan niệm đúng đắn về nhữngkhái niệm cơ bản như: mô hình, lí thuyết mô hình hóa, mô phỏng và công nghệ mô phỏng,v.v. . . Dưới đây là đề xuất của các tác giả về nội dung này.Ngày nhận bài: 15/9/2013. Ngày nhận đăng: 15/12/2013.Liên hệ: Nguyễn Xuân Lạc, e-mail: xuanlac@fpt.vn112 Lí luận và công nghệ mô phỏng trong dạy học hình học họa hình và vẽ kĩ thuật Ở nhiều trường đại học, nhất là các trường đại học sư phạm, phương pháp luận củacác bộ môn khoa học cơ bản truyền thống, đã được xây dựng và được đề cập có hệ thốngtrong các giáo trình về phương pháp luận hoặc phương pháp dạy học bộ môn, như triếthọc, toán học, giáo dục học, v.v. . . Với các bộ môn cơ sở hoặc chuyên ngành ở các trườngdạy nghề trung cấp, cao đẳng; Cao đẳng và đại học công nghệ, mới chỉ có lẻ tẻ một sốnhận xét có tính phương pháp luận được đề cập khi giới thiệu đặc điểm của môn học.Vì thế, trong bài này, tác giả muốn góp phần xây dựng bước đầu Phương pháp luận củaHHHH&VKT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Lí luận và công nghệ mô phỏng [1] Tìm hiểu thuộc tính và quy luật vận động của những gì hiện có ở xung quanh cũngnhư ở bản thân, để thích nghi và cải thiện cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của mình,là bản năng cá thể của con người. Đồng thời bản năng cộng đồng đòi hỏi những tri thức vàkinh nghiệm đã tích lũy ấy phải được xử lí và hệ thống hóa để có thể lưu trữ, chuyển giaovà phát triển. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển không ngừng cả về lí thuyếtvà thực tiễn của khoa học và công nghệ. Lịch sử phát triển của khoa học cho thấy con người chưa thể (và có lẽ sẽ không thể)xây dựng được những lí thuyết khoa học cho thế giới thực vô cùng kì vĩ và đa dạng, mà chỉcó thể xây dựng được lí thuyết khoa học cho những mô hình của thế giới khách quan, đượctạo dựng theo hiểu biết và kinh nghiệm chủ quan (ngày càng đúng đắn, sâu rộng và phongphú qua trải nghiệm thực tiễn) của mình. Chẳng hạn, chưa thể có Cơ học vật liệu thực, nóichung, mà chỉ có Cơ học cho một số mô hình của vật liệu đã được quan tâm nghiên cứu,như Lí thuyết đàn hồi, Lí thuyết dẻo,. . . hoặc rộng hơn như Cơ học môi trường liên tục,Cơ học môi trường rời, v.v. . . nhưng nhờ vận dụng linh hoạt và sáng tạo, con người cũngđã thành công trong việc kiến tạo cả một thế giới vĩ đại những máy móc chế biến, phươngtiện giao thông và công trình xây dựng,. . . , vô cùng hiệu quả, văn minh và bền vững nhưngày nay. Do đó, nhìn chung, mọi quá trình nghiên cứu khoa học đều là quá trình đặt vấn đềnghiên cứu, mô hình hóa đối tượng (phát biểu bài toán trên mô hình) theo một quan điểm(hay cách tiếp cận) xác định, vận dụng những tri thức, phương tiện, phương phá ...

Tài liệu được xem nhiều: