Thông tin tài liệu:
Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc vào 1832[1]. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Chăm Pa Lịch sử Chăm Pa Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, ChiêmThành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúcvào 1832[1]. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắcđến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quậnNhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ nàyđược ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ củacác chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàntoàn. Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệuchính[2]: Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá; Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá; Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại. Thời tiền sử Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền ĐôngNam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Côngnguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy cómột sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niahở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phúđồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơikhác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệNam Đảo(Austronesian). Văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biểnmiền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh,một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiệnvật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại ĐồngThau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồtrang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa SaHuỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Côngnguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từkhoảng năm 200 sau công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố củavăn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giảViệt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa củangười Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã lànhững người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vậtdụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiệnthấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn bán với các nước lánggiềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quansát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người ĐôngSơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng. Lâm Ấp Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên làvương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩacủa người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân độiTrung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công[3]. Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thunền văn minh Ấn Độ[4]. Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu của Chăm Pa là thếkỷ thứ 4 sau Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa đang diễn ra. Đây chính là giai đoạnmà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữChăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm[5]. Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từnăm 349 đến 361. Ở thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đềnthờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên củathần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo[6]. Việc thờ vua như thờ thần, chẳnghạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷsau đó[7]. Vào thời Bhadravarman, kinh đô của Lâm Ấp là kinh thành Simhapura (thànhphố Sư tử), nằm ở dọc hai con sông và bao quanh bởi tường thành có chu vi dài đếntám dặm. Theo ghi chép lại của một người Trung Quốc thì người Lâm Ấp vừa ưa thíchca nhạc nhưng cũng lại hiếu chiến, và có mắt sâu, mũi thẳng và cao, và tóc đen vàxoăn[8]. Cũng theo tài liệu Trung Quốc, Sambhuvarman lên ngôi vua Lâm Ấp năm 529.Các tài liệu cũng mô tả vị vua này đã cho khôi phục lại ngôi đền thờ Bhadresvara saumột vụ cháy. Sambhuvarman cũng đã cử sứ t ...