Danh mục

Vài nét về văn hóa Chăm Pa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội ldung chính của bài viết là phân tích nền văn hóa Chăm pa từ lịch sử đến hiện tại. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về văn hóa Chăm PaVÀI NÉT VỀ VĂN HÓA CHĂM PA TS. NGUYỄN THỊ HẬU 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa. Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù Nam… lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt… đều là những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông. Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm – Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi tiểu vùng – tiểu ...

Tài liệu được xem nhiều: