Danh mục

Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 - 2005

Số trang: 202      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 - 2005" là một bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục Phú Yên trong suốt chiều dài lịch sử 60 năm với cuộc kháng chiến trường kỳ hy sinh và anh dũng chiến đấu của các thế hệ thầy giáo và học sinh, sức mạnh của nhân dân và trí tuệ của Đảng đã xây dựng nên nền văn hóa dân trí của tỉnh nhà. Chẳng những phần nội dung chính của quyển lịch sử mà các bản phụ lục phía sau cũng đã chứng minh sự sưu tầm công phu và khá đầy đủ để người đọc, người xem hiểu về những vấn đề cụ thể của lịch sử giáo dục Phú Yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 - 2005 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – HỘI TÂM LÝ GIÁO DỤC TỈNH PHÚ YÊN =========================LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHÚ YÊN 1945-2005 1CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ThS. Trần Văn Chương ThS. Nguyễn Văn Tá NGƯT. Nguyễn Cách NGƯT. TS Nguyễn Xuân Đàm ThS. Lê Nhường CN. Nguyễn Thị Hoàng LanBAN BIÊN SOẠN NGƯT. TS Nguyễn Xuân Đàm – Chủ biên NGƯT. Nguyễn Cách NGƯT. Nguyễn Chu NGƯT. Trần Ngọc TS. Nguyễn Văn Thưởng ThS. Trần Khắc Lễ ThS. Nguyễn Tấn Hào ThS. Đoàn Văn Tam Nguyễn Minh Hào Lê Văn Học Phạm Văn ThiệnBAN BIÊN TẬP ThS. Nguyễn Văn Tá ThS. Trần Khắc Lễ NGƯT. TS. Nguyễn Xuân Đàm TS. Nguyễn Văn Thưởng 2 (Ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em học sinh) “Học thức là tài sản lớn nhất của Quốc gia” Bia Văn Miếu Hà Nội (1466) “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh vàthịnh. Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Cho nên các Thánh Đế Minh Vươngkhông ai không chăm lo xây dựng nhân tài.” Bia Văn Miếu Hà Nội (1470) “Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nướcphải trọng dụng người tài.” Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhiệm Chiếu lập học – 1790 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam cóbước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em!” Hồ Chí Minh Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Năm học 1945 “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp Nhà nước và của toàn dân” Luật giáo dục Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Năm 1998 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, bằng xương máu và trí tuệ của mình,nhân dân Phú Yên đã viết lên những trang sử vẻ vang của sự nghiệp giáo dục PhúYên nhất là sau Cách mạng tháng 8 thành công. Cho đến nay, nó đã góp phần tíchcực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lựccho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng tổquốc ngày nay. Trước thềm thế kỉ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ của khoa học – kỹ thuật, củavăn hóa và nhân văn, của sự hội nhập toàn cầu thì việc nhìn lại quá trình hình thànhnên người công dân, người chiến sĩ giải phóng đất nước hôm qua, để chuẩn bị chocon người xây dựng tương lai cho đất nước hôm nay là trách nhiệm hết sức nặng nềcủa ngành giáo dục nói chung và Phú Yên nói riêng. Việc nghiên cứu tổng kết một cách có hệ thống và dựng lại bức tranh toàncảnh lịch sử của nền giáo dục cách mạng Phú Yên để góp một trang vào kho tànglịch sử anh hùng của nhân dân Phú Yên làm hành trang cho thế hệ trẻ là mootj việclàm hết sức quan trọng và cấp bách. Vì lẽ đó mà Sở Giáo dục đào tạo và Hội khoa học tâm lý giáo dục Phú Yêncùng một số anh chị em cán bộ giáo dục Phú Yên đã nung nấu và có ý định từ lâu,nay được Sở Giáo dục đào tạo Phú Yên cho dự thảo bản đề cương nghiên cứu “Lịchsử giáo dục Phú Yên 1945-1005” được Hội đồng ngành giáo dục thông qua. Đây là đề tài cấp ngành, do Sở Giáo dục đào tạo quản lý, Hội khoa học tâmlý giáo dục làm chỉ trì. Ban biên tập do Giám đốc Sở Giáo dục ra quyết định thànhlập: gồm các đồng chí Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ, Thạc sĩ nguyên là Giám đốc, Phógiám đốc, Trưởng ty, Phó trưởng ty, Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ. Đây là nhữngnhà trí thức trong cuộc, trải qua suốt ba giai đoạn cách mạng nối tiếp nhau từ khángchiến chống thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ và sau giải phóng, hòa bình, xây dựngCNXH, Khó có một ban biên tập lịch sử nào được như vậy. Họ là những con ngườiđầy tâm huyết và thực tế với công việc cống hiến của mình trong ngành giáo dục,với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tụcsưu tầm, bổ sung tư liệu, hoàn chỉnh bản thảo, tiến hành nhiều cuộc hội thảo, lấyđược nhiều ý kiến tham gia của các nhà giáo lão thành, tiếp cận được nhiều tài liệuquí hiếm, đa dạng về những sự kiện lịch sử của ngành Giáo dục trong những nămtháng chiến tranh ác liệt và khắc sâu ý nghĩa cao cả, những thành tựu mới của ngànhttrong thời kỳ xây dựng hòa bình. Tuy phạm vi lịch sử giáo dục Phú Yên viết từ năm 1945 đến năm 2005 nhưngcông trình giáo dục Phú Yên vẫn nói đến trước năm 1945 để nối liền mạch tinh thầncủa truyền thống giáo dục dân tộc với nền giáo dục hiện đại sau Cách mạng tháng 8là rất cần thiết. Sau Cách mạng 1945 đến 2005 với 2 giai đoạn lịch sử Cách mạng của dântộc, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công trình đã mô tả 4đúng sự thật, giáo dục đã xứng đáng là một mặt trận cách mạng kiên cường, gópphần giáo dục, đào tạo những người chiến sĩ anh dũng hy sinh để giải phóng quêhương, thống nhất Tổ quốc. Với tầm nhìn xa trông rộng của Đả ...

Tài liệu được xem nhiều: