Lịch sử kinh tế học: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử kinh tế học: Phần 2 CHƯƠNG 21 Sự Chuyên Chế Của Chính Phủ Một đêm trong thời kỳ Thế chiến II, hai người đàn ông ngồi trên mái nhàmột tiểu giáo đường cổ của Đại học King, Cambridge. Họ đã leo lên đó để bảovệ tòa nhà tránh khỏi bom do máy bay Đức thả xuống. Năm vị vua của Anhđã phải mất hơn một trăm năm để xây dựng tiểu giáo đường này. Bây giờ haingười đàn ông này sẽ bảo vệ nó chống lại bom của kẻ thù - bằng xẻng. (Ýtưởng là sử dụng xẻng để hất bất kỳ quả bom nào rơi xuống mái nhà.) Bộ đôi dũng cảm ấy là hai trong số những nhà kinh tế học nổi tiếng nhấtcủa thế kỷ 20. Tuy nhiên, họ chắc hẳn đã tạo thành một cặp đôi kỳ quặc.Trước hết, hai người họ có tư duy kinh tế hoàn toàn đối lập nhau. Người lớntuổi hơn, John Maynard Keynes, người mà chúng ta đã gặp trong một chươngtrước, lúc này đã có tiếng tăm - một người Anh tài giỏi, có sức thuyết phục vàcực kỳ tự tin. Người trẻ hơn là Friedrich Hayek (1899-1992), gốc Áo, mộtngười trầm lặng hơn với cách nói chuyện trang trọng và chính xác. Sau khichiến tranh bùng nổ, Đại học Kinh tế London, nơi Hayek là giáo sư, đã đượcsơ tán đến Cambridge và ông đã sống trong trường đại học của Keynes. Haingười hàng xóm có những phản ứng rất khác nhau với những thảm họa củathập niên 1930 và 1940, hiện trạng thất nghiệp hàng loạt trên toàn thế giới,và sự nổi lên của Đức Quốc xã ở Đức đã châm ngòi cho một cuộc xung đột rấtlớn và đó là lý do họ dành cả đêm trên mái nhà. Chủ nghĩa phát xít, tất nhiên, là một hệ thống khủng khiếp đầy tàn nhẫnvà giết chóc. Thật dễ dàng để tin rằng, trong khi Đức Quốc xã đại diện cho cáiác triệt để, thì các nước đối lập hoàn toàn khác biệt so với nó - là những xãhội hoàn toàn tốt đẹp và công bình. Phản ánh mọi chuyện như thế liệu đã đủhay chưa? Hayek nghĩ là chưa. Trong thực tế, ông đã phát ngôn ra những câukhá khó chịu - thậm chí gây sốc. Đúng là Anh và Mỹ là những kẻ thù lớn nhấtcủa Đức Quốc xã và đã chiến đấu và đánh bại đế chế này, nhưng họ có nhiềuđiểm chung với Đức Quốc xã hơn là họ muốn thừa nhận. Nền kinh tế Đứcđược kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ Đức Quốc xã. Ở Anh cũng vậy, nhiềungười tin rằng chính phủ nên điều hành mọi thứ. Hayek nói rằng niềm tinnày cuối cùng có thể dẫn đến sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ, khôngchỉ đối với nền kinh tế mà là toàn bộ đời sống nói chung. Kết quả cuối cùng sẽlà “chủ nghĩa toàn trị”, một xã hội trong đó chính phủ là đấng toàn năng vàyêu cầu mọi người phải hoàn toàn phục tùng nó. Nếu bạn trái lệnh, bạn phảiđối mặt với nhà tù hoặc thậm chí là cái chết. Chuyện đó đã xảy ra ở Đức, vànếu mọi người không cẩn thận thì nó cũng sẽ xảy ra ở Anh. Làm sao Hayek lại có thể so sánh Đức Quốc xã với các quốc gia tự do, dânchủ như Anh và Mỹ như thế? Chắc hẳn sự so sánh là lố bịch nhỉ? Để hiểunhững gì ông ấy ám chỉ, chúng ta cần phải nhìn vào những gì đã xảy ra vớinền kinh tế châu Âu trong Thế chiến II và sau đó. Khi chiến tranh nổ ra, cácchính phủ đã tiếp quản việc điều tiết sản xuất. Tại Anh, chính phủ đã ra lệnhcho các nhà máy sản xuất nhiều súng và máy bay cho quân đội hơn và íthàng hóa thông thường như quần áo và giày dép hơn. Điều đó có nghĩa làmọi người có ít thứ để mua hơn. Người mua được phân bổ một lượng hànghóa cơ bản cố định như bơ, trứng và đường thay vì có thể mua bất cứ thứ gìhọ muốn bằng tiền của mình. Đó là một thay đổi lớn đối với hệ thống những thị trường tự do bìnhthường, trong đó chính phủ cho phép các công ty làm những gì họ muốn, vàmọi người mua những gì họ muốn và làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn.Nhưng đây là những thời điểm bất thường và cuộc sống kinh tế không thểtiếp tục một cách bình thường. Đây là nội dung của một tờ áp phích thờichiến: “Gia tăng sản xuất của Anh. Mau chóng tiêu diệt Đức Quốc xã”. Sựkiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế đã giúp thực hiện điều đó. Rấtnhiều người cảm thấy rằng chính phủ nên tiếp tục đóng một vai trò quantrọng trong nền kinh tế khi cuộc chiến đã kết thúc, và vào những năm 1940,các nhà kinh tế học đã đi đến kết luận rằng các chính phủ có vai trò quantrọng, dù có chiến tranh hay không. Keynes đã lập luận rằng nền kinh tế cóthể mắc kẹt trong tình trạng tỉ lệ thất nghiệp cao mà không có cách nào tựthoát được, và chỉ có chính phủ mới có thể khắc phục vấn đề đó. Nhiều người bình thường đã bắt đầu suy nghĩ theo hướng tương tự. Bạnsẽ tưởng tượng rằng để đốt thời gian trong những hầm trú ẩn không kích,mọi người hẳn sẽ đọc những cuốn tiểu thuyết trốn tránh thực tại thú vị. Chắcchắn điều mà chẳng ai muốn làm là đọc về kinh tế học và tài chính của chínhphủ, phải không? Nhưng ở thời điểm cao trào của cuộc chiến, cuốn sách bánchạy nhất ở Anh lại là một báo cáo chính phủ dày cộp nói về những điều đó.Nó có tên là Bảo hiểm xã hội và các dịch vụ đồng minh (Social Insurance andAllied Services), và vào đêm trước khi nó được bán, người ta xếp hàng dàitrên đường phố để có thể mua được một quyển. Tại sao họ lại thích đọc mộtcuốn sách có vẻ nặng nề như vậy? Bởi vì họ bị thu hút bởi chính ý tưởng màHayek đã cảnh báo: rằng chính phủ nên can thiệp nhiều vào nền kinh tế. Bảnbáo cáo giải thích những gì chính phủ sẽ làm sau khi chiến tranh kết thúc. Nóđược viết bởi William Beveridge, một học giả kiêm cây bút nổi tiếng, ngườimà khi còn là một thanh niên đã làm việc giúp đỡ người nghèo ở khu ĐôngLondon. Bản báo cáo đã biến ông thành một anh hùng dân tộc, và mọi ngườiđổ xô đến nghe ông thuyết giảng về nó. Trước chiến tranh, chính phủ đã giúpđỡ người nghèo, nhưng sự giúp đỡ ấy chỉ mang tính nhỏ lẻ. Beveridge muốnchính phủ bảo vệ mọi người khỏi những biến động của thị trường một cáchtoàn diện - từ chuyện không bị mất việc làm, không có đủ tiền để nuôi con,vân vân. Chính phủ phải chiến đấu với năm “cái ác khổng lồ”: thiếu thốn,bệnh tật, sự bẩn thỉu, sự dốt nát và sự lười nhác. Chính phủ sẽ thiết lập mộthệ thống “an sinh xã hội” có thể hỗ trợ người thất nghiệp và người ốm đau.Chính ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Lược sử kinh tế học Lịch sử kinh tế học A little history of economics Kinh tế học vạn vật Quy luật kinh tếTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0