Thông tin tài liệu:
Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện nay trong thiên niên kỷ thứ nhất. Người Thái thành lập những quốc gia riêng của họ. Những quốc gia này bị đe dọa bởi Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữa người Thái và người Lào. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Sau sự kết thúc của nền quân chủ chuyên chế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Thái Lan Lịch sử Thái Lan Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiệnnay trong thiên niên kỷ thứ nhất. Người Thái thành lập những quốc gia riêng của họ.Những quốc gia này bị đe dọa bởi Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữangười Thái và người Lào. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Thái Lan là quốc gia duynhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Sau sự kếtthúc của nền quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan nằm dưới chế độ quân sự trong60 năm trước khi chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến như hiện nay. Các khảo cổ học đã tìm thấy tại Ban Chiang, Thái Lan nhiều công cụ đồ đồng vànền văn minh lúa nước tồn tại vào khoảng 3600 năm TCN. Các nền văn minh Malay, Mon và Khmer từng phát triển thịnh vương trên lãnhthổ Thái Lan hiện nay. Đáng chú ý là Vương quốc Srivijaya ở miền nam, Dvaravati ởmiền trung và Đế chế Khmer ở Angkor. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một sốdân tộc tại miền Nam của Trung Quốc, và có lẽ sự di dân từ miền Nam Trung Quốc đãxảy ra rất sớm, qua phía bắc của Lào. Vương quốc Sukhothai Những nhóm người Thái có lẽ đã bắt đầu di cư đến vùng đất ngày nay là TháiLan ngay từ thế kỷ thứ VIII. Người Khmer đã dùng họ làm lính từ thế kỷ XII. Nhưngkhi quyền lực của người Môn và người Khmer suy yếu thì quyền lực của các vươngtriều khác bắt đầu tăng lên. Vào năm 1238, người Thái ở Sukhothai không chỉ từ chốiđóng thuế sử dụng nước cho những lãnh chúa người Khmer mà họ còn đánh đuổi luônnhững lãnh chúa đó ra khỏi vùng đất này và thiết lập nên một nhà nước mới. Vị thủ lĩnhmới là Sri Indradit chiếm lấy ngai vàng. Với các thần dân của mình, ông ta giống nhưmột người cha hơn là một ông vua, một thủ lĩnh đáng kính hơn là một nhà cai trị độc tài.Dưới triều đức vua vĩ đại nhất của mình, vua Ramkhamhaeng (1279 ? - 1317 ?), ngườiSukhothai đã xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon SiThammarat. Cũng chính ông vua này đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái vàđã làm cho thần dân của ông hiểu rõ sự coi trọng của ông dành cho nghệ thuật. Nhưngsau cái chết của ông vào năm 1300 đã báo hiệu sự suy đồi của đế quốc Sukhothai.Thoạt đầu những tỉnh nằm quanh Sukhothai đã hủy bỏ tất cả những ràng buộc với đếquốc này. Rồi đến lượt người Môm của Pegu tấn công và chiếm một phần bán đảoMalay. Cuối cùng một nhà nước mới ra đời vào năm 1378, nó tấn công và chiếm đóngSukhothai. Từ đó trở đi vương quốc Ayuthaya, được thành lập vào năm 1350, trở thànhnhà nước hùng mạnh nhất trong số tất cả những vương quốc Thái từng tồn tại cho đếnbây giờ. Vương quốc Ayutthaya Ayutthaya là một nhà nước mà ở đó đức Vua được xem như vị chúa tể của mọisinh linh trong vương quốc. Thậm chí người ta phải dùng một thứ ngôn ngữ dành riêngcho hoàng gia khi nói về đức Vua hay gia đình của ngài. Tổ chức xã hội của Ayutthayađược định hình dưới triều Vua Trailok (1448 - 1488). Các quí tộc thuộc những tầng lớpkhác nhau được phân loại và ban tước hiệu tùy theo họ có bao nhiêu đất; thường dânkhông được cho phép có những quan hệ thông thường với họ. Chế độ nô lệ rất phổbiến, mà nạn nhân thường là các tù binh chiến tranh. Bành trướng mở rộng và chiếntranh với những nước láng giềng là những sự kiện nổi bật trong hai thế kỷ đầu tiên củatriều đại Ayutthaya. Sau khi tiêu diệt được Sukhothai, triều đại Ayutthaya, còn đượcbiết đến dưới cái tên Xiêm La (Siam), bắt đầu xâm chiếm miền Nam. Vào năm 1431,Vua Boromaraja đệ nhị cướp thành phố Khmer Angkor Thom, buộc những người Khmerphải dời về Phnom Penh. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của ngườiKhmer trong địa hạt tôn giáo. Nhưng vương quốc Xiêm đã thất bại trong việc chinhphục vương quốc Chiang Mai ở miền Bắc. Dưới sự cai trị của Vua Tilokaraja, ChiangMai đã đứng vững trước tất cả những cuộc tấn công của Xiêm. Trong thời gian đó, mộthiểm họa mới đã nổi lên ở sườn phía Tây nước Xiêm, khi các triều vua Miến Điện đầytham vọng bắt đầu tiến vào vùng đất này. Thậm chí Chiang Mai cũng bị rơi vào tayquân xâm lăng vào năm 1557. Còn Ayutthaya thì phải đầu hàng vào năm 1569. Xiêm trởthành lãnh thổ của Miến Điện mãi cho đến năm 1584, khi hoàng tử Naresuan nắm lấycơ hội từ cuộc chiến tranh ở Miến Điện, ông đã tuyên bố độc lập. Naresuan lên ngôivua vào năm 1590, và chỉ trong vòng ba năm ông đã đuổi hết người Miến Điện ra khỏiđất nước. Ông trở thành người cai trị một vùng đất mênh mông, bao gồm tất cả cácvùng lãnh thổ miền Bắc và một phần của Lào. Trong thế kỷ tiếp theo, vương quốcXiêm bắt đầu thu hút sự chú ý của người phương Tây. Những thương nhân Hà Lan đãđến buôn bán ở miền Nam Pattani từ năm 1601, và những lái buôn người Anh đã đếnAyutthaya vào năm 1612. Người Châu Âu cạnh tranh nhau nhằm giành những đặcquyền về bến cảng và buôn bán, và cuộc cạnh tranh đã lên đến đỉnh điểm dướithời ]]Narai]] Đại đế (1656 - 1688). Vua Xiêm cử các sứ thần đến nước Pháp, và v ...