Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương II (tiếp theo)

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II (tt) III. TRUYỆN PHẬT THÍCH CA Bối cảnh của Phật giáo – Phật Thích Ca ra đời – Tuổi trẻ - Buồn về nhân sinh – Ra đi – Mấy năm tu hành khổ hạnh – Ánh sáng – Cảnh Niết bàn Sống sau hai ngàn rưỡi năm, …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương II (tiếp theo) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II (tt) III. TRUYỆN PHẬT THÍCH CA Bối cảnh của Phật giáo – Phật Thích Ca ra đời – Tuổi trẻ - Buồn về nhân sinh – Ra đi – Mấy năm tu hành khổ hạnh – Ánh sáng – Cảnh Niết bàn Sống sau hai ngàn rưỡi năm, chúng ta khó mà biết rõ được những hoàn cảnh kinh tế, chính trị và luân lí đã làm cho hai tôn giáo rất nghiêm khắc và rất bi quan như vậy xuất hiện, đạo Jaïn và đạo Phật. Chắc chắn là dưới thống trị của dân tộc Aryen, Ấn Độ đã tấn bộ nhiều về vật chất: nhiều thành phố đã được dụng lên như Patalipatra và Vaishali, kĩ nghệ và thương mại đã tạo được sự phú túc, có phú túc rồi thì được an nhàn. Có lẽ nhờ sự phú túc đó mà chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa duy vật mới xuất hiện ở thế kỉ VII và thứ VI trước công nguyên. Nó lại không lợi cho tôn giáo, ngũ quan muốn thoát li mọi sự bó buộc tinh thần và mong có những triết thuyết giải phóng cho. Cũng như Trung Hoa thời Khổng Tử, ở Hi Lạp thời Protagoras - ấy là chưa nói thời đại chúng ta - ở Ấn Độ, thời Đức Phật ra đời, các tín ngưỡng cũ đã suy vi và trong dân chúng có tâm trạng hoài nghi, hỗn loạn về luân lí. Đạo Jaïn và đạo Phật mặc dầu nhiễm cái thuyết vô thần bi thảm của một thời đại đã mất hết ảo tưởng, đều chống lại chủ nghĩa khoái lạc của một xã hội ăn không ngồi rồi, xa hoa phù phiếm tự cho mình là “tự do, tấn bộ”[1]. Theo truyền thuyết Ấn Độ thì thân phụ Đức Phật, Shuddhodhana [Tịnh Phạn] thuộc giới thượng lưu của thị tộc Gautama trong bộ lạc anh dũng Shakya, quốc vương xứ Kapilavastu ở chân núi Himalaya. Sự thực thì chúng ta chưa biết rõ gì về Đức Phật và sở dĩ tôi chép lại dưới đây những chuyện về ngài, không phải vì giá trị lịch sử của nó mà vì nó giữ một địa vị rất quan trọng trong văn học Ấn Độ và trong các tôn giáo châu Á. Theo các học giả thì ngài sinh vào khoảng 563 trước công nguyên, chúng ta chỉ biết vậy thôi, ngoài ra đều là truyền thuyết hoang đường cả[2]. Các cuốn Tataka chép lại như sau: Thành phố Kapilavastu [Ca Tì La Vệ] sắp làm lễ trăng tròn. Bảy ngày trước ngày rằm hoàng hậu Maya [Ma Da] làm lễ long trọng, dùng rất nhiều hoa và dầu thơm nhưng không có rượu. Ngày mùng bảy bà dậy thật sớm, tắm gội bằng hương thuỷ và bố thí bốn trăm ngàn đồng tiền. Y phục rực rỡ, bà ăn những cao lương mĩ vị, đọc lời cầu nguyện Uposatha[3] rồi vô căn phòng đẹp đẽ, lên giường nằm, thiêm thiếp ngủ. Bà nằm mộng thấy bốn vị đại vương khiêng bà với chiếc giường của bà tới núi Himalaya, rồi đặt bà ở trên đồi Manosila… Tại đây các vị hoàng hậu của họ ra chào bà, dắt bà tới hồ Anatta, tắm rửa cho bà hết mọi ô uế trần thế, quấn bà vào chiếc thiên y, xức dầu thơm và cài những đoá hoa tiên lên áo bà. Gần đó là một núi bạc, trên đỉnh có nhà vàng. Các hoàng hậu đó dọn cho bà một chiếc giường tiên trong ngôi nhà đó, đầu hướng về phía đông và đặt bà lên giường. Lúc đó Bodhisattwa[4] [Phật Bồ Tát] biến hình thành một con voi trắng. Gần đó có một ngọn núi vàng, con voi trắng ở trên núi xuống, từ phương Bắc tới, đặt chân lên núi bạc. Vòi của nó như một cái sừng bằng bạc quắp một bông sen trắng. Rồi nó vừa hí vừa bước vô nhà vàng, đi ba lần chung quanh giường bà, húc nhẹ vào sườn phải, như chui vào bụng bà. Thế là voi trắng bắt đầu một đời sống mới. Hôm sau, hoàng hậu Maya tỉnh dậy, kể lại giấc mộng cho nhà vua. Nhà vua bèn cho vời sáu mươi bốn tu sĩ Bà La Môn danh tiếng nhất, tiếp đãi họ long trọng, dọn tiệc linh đình và tặng họ nhiều bảo vật. Khi họ no nê rồi, nhà vua bèn nhờ họ đoán mộng. Họ đáp: “Xin nhà vua yên tâm: hoàng hậu sẽ sinh một hoàng tử chứ không phải một công chúa, nếu lớn lên hoàng tử vẫn ở trong cung điện, thì sẽ thành minh quân một nước phú cường thịnh trị, nếu rời bỏ cung điện mà đi chu du thiên hạ thì sẽ thành một vị Phật dắt nhân loại ra khỏi bến mê…”. Hoàng hậu hoài thai mười tháng, Bodhisattwa ở trong bụng bà như dầu ở trong chén, gần tới ngày sinh nở, bà ngỏ ý muốn về nhà cha mẹ, bèn tâu với vua Shuddhodhana: “Thiếp xin được về nhà cha mẹ thiếp ở Devadaha”. Nhà vua ưng thuận, sai san phẳng con đường từ Kapilavastu tới Devadaha; lại sai bày chậu cảnh, cắm cờ hai bên đường, hoàng hậu ngồi trên một chiếc kiệu bằng vàng do một ngàn thị thần khiêng, phía sau đám đông tiễn chân, nghi tượng chỉnh tề. Ở khoảng giữa hai châu thành có một khu rừng nhỏ mọc cây “sal”[5] gọi là vườn Lumbini, thuộc chung về hai châu thành và dân chúng thường tới dạo cảnh. Lúc đó, từ gốc lên tới cành, cây nào cũng đầy bông, trông xa chỉ thấy một đám bông… Hoàng hậu muốn ngừng lại dạo cảnh một lát. Tới gốc một cây “sal” cổ thụ to lớn, bà muốn vít một cành thì cành tự nhiên rủ xuống vừa tầm tay bà, mềm mại như một cây sậy. Vừa đưa tay lên nắm cành thì bổng thấy chuyển bụng. Đám hộ giá vội giăng màn ở chung quanh rồi rút lui. Vừa lúc đó, còn đương đứng, tay vẫn nắm cành sal, bà sanh hoàng tử… ...

Tài liệu được xem nhiều: