Danh mục

Lịch sử về trà: Phần 1

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.83 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 29,000 VND Tải xuống file đầy đủ (122 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách Lịch sử của trà (History of tea) của tác giả Laura C. Martin do Nguyễn Huyền Linh dịch sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát, tinh tế và đầy thú vị về dòng chảy hai ngàn năm của thứ đồ uống quyền lực này, đưa chúng ta du ngoạn qua vùng rừng núi Trung Quốc với những câu chuyện thần thoại, qua phòng trà Nhật Bản với các nghi thức trà đạo khắt khe, qua cả những bữa tiệc trà phù phiếm tại Anh hay các đồn điền trà bát ngát ở Ấn Độ và Sri Lanka,... Phần 1 của cuốn sách này sẽ bao gồm các chương: Chương 1 Từ bụi trà đến tách trà: Tổng quan; chương 2 Lịch sử và truyền thuyết; chương 3 Trà ở Trung Quốc và Hàn Quốc cổ đại; chương 4 Trà ở Nhật Bản cổ đại; chương 5 Trà đạo Nhật Bản; chương 6 Trà thời nhà Minh. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử về trà: Phần 1 LAURA C. MARTIN Nguyễn Huyền Linh dịch —★—LỊCH SỬ CỦA TRÀ • HISTORY OF TEA •HUY HOANG BOOKSTORE & NXB DÂN TRÍ ebook©vctvegroup | 04-08-2020Cuốn sách này dành tặng cho những ký ức đầy thương yêu về cha mẹ tôi:Ken Coogle (1907-2005) và Lois Coogle (1915-2006), cả hai đều có khát khao hiểu biết vô cùng tận. LỜI GIỚI THIỆU Tôi yêu trà và uống rất nhiều trà. Một phần sự hấp dẫn đối với tôi đơngiản nằm ở việc pha trà, việc dừng lại sinh hoạt hằng ngày để nấu nước sôi,để ngắm trà ngấm dần cho đến khi màu nước trong chuyển qua bất cứ sắc độnào từ màu vàng tái nhạt đến vàng hổ phách rồi đến nâu thẫm, tùy thuộc vàoloại trà mà tôi đang pha. Và kế đến là cái thú được uống hớp trà đầu tiên! Tràthì tao nhã hơn cà phê và hẳn nhiên là thú vị hơn nước, lành mạnh và tinh tếhơn xô-đa. Đó là một thức uống hoàn hảo - có thể được dùng thường xuyênvới số lượng lớn một cách thích thú mà không cảm thấy tội lỗi. Trà, bằng tấtcả sự phức tạp của nó, đem lại một cảm giác vừa yên ổn vừa tỉnh thức về sứckhỏe và sự thỏa mãn. Chả trách mà những chiếc lá này, những chiếc lá đượcphát hiện ở Trung Quốc từ rất lâu rồi, đã làm thay đổi cả thế giới. Trà được sản xuất hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất này, và có nhữngloại trà phù hợp với từng khoảng thời gian trong ngày cũng như mỗi tâm trạngcủa con người. Tôi bắt đầu buổi sáng với trà đen sủi bọt như trà Kì Môn hoặchỗn hợp nhiều loại trà đen của Ai-len. Khi cảm thấy thích phiêu lưu, tôi sẽthử trà Phổ Nhĩ của Trung Quốc. Tôi nhấm nháp trà xanh ngâm của Nhật Bảncả ngày, nhưng thỉnh thoảng cũng thay bằng trà xanh trộn với thảo mộc nhưhoa dâm bụt. Vào những dịp đặc biệt tôi lại mở một thứ gì đó như trà gyokuro“Precious Dew” của Nhật Bản. Chiều muộn, tôi sẵn sàng thưởng thức hươngvị trong lành, tươi mát của một loại trà trắng như “Silver Needle”. Tôi không đơn độc trong tình yêu trà. Người Thổ Nhĩ Kỳ được xếp hạngcao nhất về số lượng trà tiêu thụ tính theo đầu người trên thế giới (dựa vàothống kê năm 2004), mỗi năm trung bình một người uống 2,5kg trà (tức là5,51 pound) - tương đương với hơn một ngàn cốc! Sau Thổ Nhĩ Kỳ là LiênHiệp Vương Quốc Anh, với 2,2 kg (4,85 pound) hàng năm, và Ma-rốc 1,4 kg(3,09 pound). Ở Hoa Kỳ chúng ta không có cơ may vượt qua họ, dù tôi biếtcá nhân tôi hẳn đã phải phụ vực con số trung bình lên. Người trên khắp thế giới rất nghiêm túc với trà của họ, họ cũng nên nhưvậy vì trà là một ngành kinh doanh lớn có quá khứ phong phú và đa dạng. Từthời cổ đại ở Trung Quốc khi những lá trà tươi được pha tạo thành một hỗnhợp thô, đắng dùng làm thuốc, trà đã đóng vai trò quan trọng trong đời sốngcủa con người - mặc dù phải mất nhiều thế kỷ thì các phương pháp chế biếnmới được khám phá và các phương pháp này đã thay đổi vị của trà từ đắngsang thơm ngon. Trong nhiều thế kỷ, chỉ có người Trung Quốc biết được điều kỳ diệu củatrà, nhưng cuối cùng thói quen uống trà đã lan khắp châu Á, và rồi khắp thếgiới. Trà đi với những thương nhân, những người đã nhận ra nó là một mặthàng phổ biến; trà đi với những người lữ hành, những người hiểu rõ giá trịcủa một tách trà hàng ngày trong suốt những cuộc hành trình dài; và đặc biệtlà trong giai đoạn lịch sử đầu tiên của nó, trà đi với các nhà nghiên cứu và tusĩ. Bởi vì việc uống trà làm dịu tinh thần nhưng vẫn giữ cho người ta đượcnhanh nhẹn và tỉnh thức, các tu sĩ Phật Giáo thường sử dụng trà như một côngcụ thiền tập. Khi các tu sĩ đi từ nước này sang nước khác, giảng dạy về PhậtGiáo và thiền, họ thường mang theo trà bên mình. Và thế là thói quen uống tràbắt nguồn từ Trung Quốc lan khắp Đông Nam Á và xa hơn nữa. Các tu sĩ giới thiệu trà tới nước Nhật lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 6; nhưngmãi đến thế kỷ thứ 8 việc canh tác trà mới bắt đầu và trà mới trở thành mộtphần quan trọng trong đời sống Nhật. Suốt thế kỷ 15, các trà sư ở Nhật pháttriển những nghi thức và chủ nghĩa tượng trưng về việc phục vụ trà mà kết quảlà các nghi thức trà đạo Nhật Bản, ngày nay những nghi thức đó vẫn còn đượcthực hành một cách tao nhã. Thành phố đầu tiên của châu Âu nếm mùi trà là Amsterdam vào nhữngnăm đầu tiên của thế kỷ 17. Thoạt tiên, trà được xem như một thứ hàng mới lạkhông hơn không kém dù là một thứ hàng rất đắt tiền. Trà vẫn chưa đến vớiLuân Đôn cho đến nửa thế kỷ nữa, nhưng một khi người Anh tìm thấy hươngvị của trà thì họ mãi mãi không còn như trước. Dân Anh đã sa vào cơn nghiệntrà (được thúc đẩy bởi các thương nhân của công ty Đông Ấn thuộc Anh,những người đã trở nên giàu có nhờ bán trà) đến nỗi nó nhanh chóng trở thànhmột phần trong văn hóa dân tộc Anh. Trà - một thức uống và trà - một sự kiệnxã hội đã trở thành một phần của đời sống Anh, đối với tất cả mọi người từvua chúa và các quý bà cho đến nam nữ thuộc tầng lớp lao động. Nỗi ám ảnh về trà ở nước Anh suốt thế kỷ 19 đã tạo nên những tác độngtàn phá cách đó nửa thế giới, ở tận Trung Quốc và Ấn Độ. Khi nước Anh mởrộng quyền lực đế quốc của mình, họ trở nên tham lam hơn đối với trà và lợinhuận thu được từ nó. Người Anh nhận ra rằng đổi chác thuốc phiện để lấy tràcó lợi hơn so với việc mua trà bằng bạc, và họ đã nhanh chóng phát triểnngành công nghiệp thuốc phiện khổng lồ ở Ấn Độ. Giai cấp thống trị Anh ởẤn Độ đã buộc nông dân địa phương trồng cây thuốc phiện trên cánh đồngcủa họ thay vì cây lương thực. Kết quả đưa đến nạn đói và tình trạng nghèokhổ ở Ấn Độ, còn ở Trung Quốc là cuộc Chiến tranh Nha phiến và thiệt hạithê thảm sau đó. Phần lớn lịch sử của trà minh họa cho câu chuyện không bao giờ kết thúccủa con người về sự phân chia giai cấp - của một bên là lòng tham, quyền lựcvà sự giàu có còn một bên là sự đói nghèo. Điều này đúng ở Trung Quốc vàothế kỷ thứ 8, khi hoàng đế buộc nông dân sản xuất trà thay vì trồng lúa làmlương thực; Điều này cũng đúng ở Ấn Độ ngày nay, khi nhiều đồn điền trà đãbị đóng cửa. Các chủ đồn điền chuyển đi, tr ...

Tài liệu được xem nhiều: