Danh mục

Lịch sử về trà: Phần 2

Số trang: 183      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.05 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn sách Lịch sử của trà (History of tea) gồm có những nội dung chính sau: Chương 7 trà lan khắp thế giới; chương 8 người Anh ở Ấn Độ, Trung Quốc và Tích Lan; chương 9 trà ở Anh và Hoa Kỳ; chương 10 trà hôm nay và mai sau; phụ lục a các quốc gia trồng trà; phụ lục b những thuật ngữ chuyên nghiệp để miêu tả trà; phụ lục c trà tuyển chọn vòng quanh thế giới; phụ lục d nước hãm thảo dược, hay “trà thảo dược”;… Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử về trà: Phần 2 CHƯƠNG 7 Trà lan khắp thế giới “Ngon là do miệng quyết định.” - Lục Vũ, trà sư thế kỷ thứ 8TRUNG QUỐC TỰ CÔ LẬP Mặc dù các sự kiện lịch sử ở Trung Quốc trong các thế kỷ 15, 16 và 17 ítcó tác động trực tiếp đến câu chuyện về trà, nhưng chúng vẫn tạo thành mộtchương không thể bỏ qua, vì những sự kiện này đã tạo nên nền tảng cho tácđộng to lớn của trà đến thế giới, và đặc biệt là đến Trung Quốc, trong suốt thếkỷ thứ 18 và 19. Triều đại nhà Minh kéo dài 276 năm, dưới sự cai trị của mười sáu vịhoàng đế khác nhau. Đó là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc khi mànghệ thuật và văn hóa được coi trọng, và có sự quan tâm lớn đến việc thămdò hàng hải. Trong đầu thế kỷ 15, Trung Quốc đã tích lũy được một lực lượnghải quân hùng mạnh nhất từng được tập hợp trên thế giới, lớn hơn bất kỳ lựclượng của nước nào khác cho đến thời hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đô đốcTrịnh, các tàu Trung Quốc đã đến những vùng ngày nay là Việt Nam, Java,Sumatra, Sri Lanka và bờ biển phía đông châu Phi. Trà đã được chứng minhlà một mặt hàng thương mại phổ biến ở bất cứ nơi nào những con tàu này điđến. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ, việc đóng tàu và thăm dò của Trung Quốc đãdừng lại đột ngột, không có lý do rõ ràng. Nguyên nhân có lẽ là do kinh tế,nhưng sự thay đổi cũng có thể do tính cách những nhà cai trị mới của đấtnước.“Thế giới sẽ như thế nào nếu không có trà? Cách nó tồn tại ra sao?” - Sydney Smith (1771-1845), nhà văn kiêm giáo sĩ người Anh Trong thế kỷ 15, triều đại nhà Minh đã bị cả người Mông Cổ và ngườiNhật tấn công. Thay vì chống trả, phản ứng của chính phủ Trung Quốc là rútlui khỏi thế giới. Vào cuối những năm 1430, Trung Quốc đã áp dụng chínhsách tăng cường sức mạnh thông qua sự cô lập. Kết quả là một chính quyềntrung ương rất mạnh mẽ, phức tạp, mang lại sự ổn định cho công dân, nhưngsự cứng nhắc của nó không thể vượt qua những thay đổi thậm chí sẽ dẫn đếnsự suy tàn của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Cùng lúc với những nhà cầm quyền thời Minh đang tự cô lập mình, ChâuÂu đang trải qua tình trạng bất ổn dẫn đến những sự biến đổi năng động củathời Phục hưng, như cuộc Cải cách Tin Lành, sự tăng trưởng của các quốc giavà sự mở rộng sang Tân Thế Giới. Trong khi phương Tây đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và chưacó tiền lệ, ngày càng say mê với sự tiến bộ và tương lai, thì phương châm củaTrung Quốc trong thời điểm này là “thay đổi trong truyền thống”, nghĩa làchống lại những tác động bên ngoài và có khuynh hướng lý tưởng hóa quákhứ. Kết quả là Trung Quốc đã thua xa phương Tây về khả năng tiến hành chiếntranh, công nghệ, văn hóa vật chất và tổ chức kinh tế chính trị. Tất cả nhữngđiều này đã tạo ra cơ sở cho sự bành trướng và thống trị của phương Tây lênmột Trung Quốc không thể chống trả trên vị thế bình đẳng, cả về thể chất lẫntâm lý.NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG THƯƠNG MẠI TỪ CHÂU ÂU ĐẾNCHÂU Á Ở châu Âu, thế kỷ 16 khởi đầu với sự phấn khích lớn về thương mại vàthám hiểm đại dương. Năm 1497, Vasco da Gama đã đi vòng quanh Mũi HảoVọng ở miền nam châu Phi và đổ bộ vào Ấn Độ, mở ra những khả năng to lớncho thương mại với phương Đông và mở đường cho dòng trà từ châu Á đếnchâu Âu. Trước hành trình mang tính sử thi của da Gama, giao thương giữachâu Âu và phương Đông bị giới hạn ở các tuyến đường bộ, với hầu hết cácđoàn lữ hành bắt đầu ở Vienna. Cuộc hành trình về phương đông đến châu Árất dài và nguy hiểm, nhưng tạo được rất nhiều tiền bạc và của cải bằng cáchmang về những món đồ xa xỉ kỳ lạ như lụa và gia vị cho những người châu Âugiàu có. Trà, tại thời điểm này, không phải là một mặt hàng thương mại và chođến một thế kỷ sau mới xuất hiện ở châu Âu. Tiến tới thế kỷ 16, Bồ Đào Nha, với các tàu và hải quân ưu việt của mình,tiếp tục mở rộng các tuyến giao thương đường biển và, trong nhiều năm, đãđộc quyền những con đường đại dương này. Năm 1542, người Bồ Đào Nhabắt đầu giao dịch với Nhật Bản. Cuối cùng, vào năm 1557, sau nhiều nămkiến nghị, họ đã được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập các trạm giaodịch, được gọi là các đại lý, trên đỉnh đá Macao, nơi nhô ra trên sông Pearl(nay là sông Châu Giang) khi sông đổ ra biển Trung Hoa. Người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với trà và báo cáo lại những gì ông đãtrải qua là Cha dòng Tên* người Bồ Đào Nha, Jasper de Cruz, vào năm 1560.Cha de Cruz là một nhà truyền giáo trong chuyến đi thương mại đầu tiên đếnTrung Quốc sau khi Bồ Đào Nha được trao đặc quyền giao dịch. Nhiều nhà truyền giáo châu Âu được phép sống vĩnh viễn ở Trung Quốc,vì họ là những người có học thức, đã chứng tỏ họ là sự thú vị không thểcưỡng lại đối với các học giả Trung Quốc. Tới phiên mình, dòng Tên chịuảnh hưởng rất lớn từ các tu sĩ Phật giáo mà họ tiếp xúc. Họ đặc biệt ấn tượngvới lượng lớn trà mà các nhà sư sử dụng để uống tro ...

Tài liệu được xem nhiều: