Danh mục

Liên kết 4 nhà ở đồng Đằng Sông Cửu long: Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.78 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực hiện liên kết “4 nhà”ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Nghiên cứu cho thấy liên kết này còn khá lỏng lẻo và để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong vùng. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng tính liên kết giữa các "nhà" trên cơ sở đặt lợi ích của người nông dân, người trực tiếp sản xuất lên trên hết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết 4 nhà ở đồng Đằng Sông Cửu long: Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät LIÊN KẾT “4 NHÀ” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA Hoàng Thị Chỉnh* TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực hiện liên kết “4 nhà”ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Nghiên cứu cho thấy liên kết này còn khá lỏng lẻo và để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong vùng. Từ đó , tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng tính liên kết giữa các”nhà” trên cơ sở đặt lợi ích của người nông dân, người trực tiếp sản xuất lên trên hết. Để thực hiện bài viết này, tác giả sử dụng công cụ thống kê phân tích, thống kê mô tả trên cơ sở số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê và các nguồn tư liệu khác có liên quan. Từ khóa: Liên kết “4 nhà”, cánh đồng mẫu lớn, xây dựng nông thôn mới, “tam nông”, phát triển bền vững. “4 LINSKS” IN THE MEKONG RIVER DELTA REAL SITUATION AND ISSUES ARE ASKING/ PUTTING ABSTRACT The purpose of this thesis is to analyse and evaluate the state of performance 4 links in the Mekong River Delta in recent years. The thesis shows that 4 links is undisciplined and leave many corollaries, which have bad effect on stable development for agriculture, farmers and rural areas in the region. Thence, the author proposes some solutions for increasing among 4 links based on the benefits of farmers who directly produce. To carry out this thesis, the author uses the analysing statistics and describing statistics methods based on the secondary data from annual publication statistics and other related sources. Key words: “4 links”, large sample field, new rural construction, “three agricultural”, stable development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình liên kết “4 nhà” được ra đời trong quá trình thực hiện Quyết định QĐ80/2002/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khich tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng được ban hành từ năm 2002 (6). Trải qua 12 năm thực hiện, mô hình này đã phát huy được những tác động tích cực nhất định ở Đồng Bằng sông Cửu long nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. * GS.TS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 12 Liên kết “4 nhà” . . . Bản chất và nội dung hoạt động của mô hình liên kết “4 nhà” được thể hiện trong sơ đồ dưới đây Sơ đồ 1: Nội dung liên kết 4 nhà 2. ĐIỂM LẠI CÁC MỐI LIÊN KẾT 2.1. Liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân Xét về nội dung của mối liên kết này bao gồm các công việc cụ thể như: Doanh nghiệp lo cung cấp đầu vào là vốn, phân bón, giống, thuốc trừ sâu… và giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Còn người nông dân có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng ký kết. Tuy nhiên, trên thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập: Người nông dân thì cho rằng chất lượng đầu vào là phân bón, thuốc trừ sâu, giống má… không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã cam kết, còn doanh nghiệp thì lại cho rằng sản phẩm đầu ra của người nông dân cũng “có vấn đề”, và doanh nghiệp không sẵn sàng bao tiêu tất cả sản phẩm, đặc biệt vào lúc thời vụ đang rộ lên khiến người nông dân luôn ở trong tình trạng bị động “được mùa mất giá”, mất lòng tin vào doanh nghiệp. Vẫn còn có hiện tượng doanh nghiệp “ép giá người nông dân” với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận. Còn về phía người nông dân thì thường xuyên phá vỡ hợp đồng, chạy theo cái lợi trước mắt, mặc dù đã nhận tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhưng nếu thấy bên ngoài được giá hơn thì cũng sẵn sàng bỏ doanh nghiệp hoặc chỉ bán một phần cho doanh nghiệp mà tập trung bán ra bên ngoài để thu lợi nhiều hơn! 13 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của người nông dân chưa cao về trách nhiệm thực hiện hợp đồng xuất phát từ lối suy nghĩ của một nền sản xuất nhỏ, lẻ , hám lợi trước mắt mà không tinh đến lợi ích lâu dài sau này. Còn doanh nghiệp thì đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà không tính đến lợi ích của người nông dân, không tính đến lợi ich lâu dài, phá vỡ lòng tin của người nông dân, không thể thiết lập được mối quan hệ lâu dài, bền vững Trong khi đó nhà nước là người nắm cơ chế lại chưa ban hành những quy tắc pháp lý để giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. 2.2. Liên kết giữa Nhà nước với người nông dân Nhà nước giữ vai trò điều tiết mối quan hệ trong toàn bộ chuỗi liên kết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất đạt hiệu quả cao như: nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng; quy hoạch các vùng nguyên liệu, tín dụng nông thôn, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại…Ngoài ra, Nhà nước còn là người kiểm tra,giám sát, bảo đảm tính pháp lý của các hợp đồng ký kết giữa các “nhà” với nhau, nhất là nhà doanh nghiệp và nhà nông… Về nội dung hoạt động trong mối liên kết này thì như thế nhưng trên thực tế Nhà nước cũng chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn rất yếu kém, thiếu điện, thiếu nước sạch vẫn còn tồn tại ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng sâu, vùng xa; Công tác quy hoạch làm chưa tốt, sản xuất vẫn manh mún. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đi đầu trong cả nước về sản xuất trái cây nhưng ở nơi này cho đến nay vẫn chưa có vùng chuyên canh trồng cây ăn trái quy mô lớn khép kín từ A tới Z. Hậu quả là sản phẩm làm ra, chất lượng, mẫu mã không đồng nhất không thể xuất khẩu được. Đầu tư cho nông nghiệp còn ít và ngày càng có xu hướng giảm sút, không tương xứng với sự đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Trong khi đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên dưới 20% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng đầu tư cho ngành này chỉ có trên dưới 5-6% mà lại còn đang có xu hướng giảm sút qua các năm (bảng 1). Đầu tư trong nước đã ít, đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp càng ít hơn. Năm 2012, FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 0,6% trong tổng đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: