Bài viết tập trung chủ yếu vào phân tích mức độ quan trọng của sự liên kết, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn gặp phải và đưa ra một số kiến nghị giúp các địa phương trong tỉnh làm tốt hơn trong việc liên kết, đưa du lịch sinh thái phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết các làng nghề truyền thống - Giải pháp thúc đẩy du lịch sinh thái tỉnh Bình Dương LIÊN KẾT CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG – GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÌNH DƯƠNG Hà Văn Kiên1 1. Trường Đại Học Thủ Dầu Một; email: kienhv@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tính liên kết ngành, liên kết vùng và tính xã hội hóacao. Hoạt động du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố, cần liên kết hợp tác nhiều đơn vị đểcó thể khai thác một cách hiệu quả thế mạnh của từng địa phương. Bình Dương là tỉnh thuộcvùng Đông Nam Bộ, giàu tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Tỉnh có thểxây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái thông qua liên kết các sản phẩm du lịch khác nhau,mà trong đó không thể không nhắc đến các làng nghề truyền thống tại vùng đất này. Tuy nhiên,những năm qua việc khai thác những lợi thế trên chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là docác địa phương chưa có sự liên kết, hợp tác. Phát triển chủ yếu dựa vào nội lực của chính địaphương đó. Bài viết tập trung chủ yếu vào phân tích mức độ quan trọng của sự liên kết, chỉ ranhững thuận lợi, khó khăn gặp phải và đưa ra một số kiến nghị giúp các địa phương trong tỉnhlàm tốt hơn trong việc liên kết, đưa du lịch sinh thái phát triển.Từ khóa: Bình Dương, du lịch sinh thái, liên kết, làng nghề truyền thốngAbstract LINKING TRADITIONAL CRAFT VILLAGES – SOLUTIONS TO PROMOTE ECO-TOURISM IN BINH DUONG PROVINCE Tourism is a general economic sector, with industry linkage, regional connectivity, andhigh socialization. Tourism activities are constituted by many factors, it is necessary tocooperate with many units to effectively exploit the strengths of each locality. Binh Duong is aprovince in the Southeast region, rich in potential in natural resources and human resources.The province can build eco-tourism products through linking diverse tourism products, whichcannot fail to mention the traditional craft villages in this land. However, in recent years,exploiting these advantages has not been effective. The reason is that the localities have nothad the link, cooperation, and development mainly based on the internal resources of thatlocality. The article mainly focuses on analyzing the importance of the association, pointing outthe advantages and disadvantages encountered and making some recommendations to helplocalities do better in linking to bring eco-tourism. development state.Keywords: Links, traditional craft villages, ecotourism, Binh Duong.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là hoạt động của du khách di chuyển đến một vùng đất khác ngoài nơi cư trú đểthực hiện các chuyến tham quan nghỉ dưỡng. Hoạt động du lịch không chỉ bó hẹp trong phạmvi của một địa phương mà thay vào đó biên giới về du lịch đã gần như không còn hiện hữu. Đólà một điểm đến chung, thống nhất với sự đa dạng về sản phẩm dựa trên sự khác biệt về lợi thế 318của từng địa phương. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và đặc biệt làảnh hưởng của đại dịch covid-19 thì hoạt động liên kết cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, giúpcho các địa phương, các quốc gia, các vùng lãnh thổ có được sức cạnh tranh, xây dựng đượcthương hiệu, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Liên kết giúp cho hoạt động du lịch sinhthái của các địa phương đạt được những lợi ích lâu dài, bền vững và thúc đẩy du lịch phát triển. Các làm nghề truyền thống là sự kết tinh hàng ngàn năm văn hóa của dân tộc. Trải quaquá trình dựng nước và giữ nước, các nét đẹp của văn hóa được bảo tồn và gìn giữ cho đến ngàyhôm nay. Nó được kết tinh và truyền thừa từ những đôi bàn tay tài hoa của những người nghệnhân cùng với những giá trị truyền thống đặc trưng của địa phương. Các làng nghề sẽ là điểmđến lý tưởng, có sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây,du lịch sinh thái của tỉnh đã đạt được những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và mang tính bềnvững lâu dài. Có được những thuận lợi đó là nhờ vào cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt của tỉnhnhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, còn thấy được một điều đó chính là việckhai thác tiềm năng du lịch sinh thái để phát triển dựa trên sự liên kết vẫn chưa đạt được hiệuquả, chưa tương xứng với những gì mà địa phương đã có. Việc phát triển còn mang tính đơn lẻ,tự phát, chưa có sự đồng bộ trong việc xây dựng các sản phẩm chung của tỉnh. Bài viết tập trungphân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân còn hạn chế, đưa ra một số khuyến nghị giúphình thành nên liên kết các làng nghề truyền thống với phát triển các sản phẩm du lịch sinh tháitheo hướng bền vững.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống: phương pháp này được sử dụngđể nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều, biến động trong không gian và thờigian như ngành du lịch và văn ...