Danh mục

Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam đang chủ yếu nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc làm cân bằng hơn cán cân thương mại là một trong những nhiệm vụ dài hạn. Nông sản - mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch, chưa thâm nhập sâu vào thị trường và hệ thống phân phối rộng lớn của Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU -MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA TỈNH CAO BẰNG 物流企业与出口商的链接成为农产品经高平省销向中国市场的扶持措施之一 ThS. Lâm Tuấn Hưng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại 贸易技术与经济高专硕士 林俊兴 Tóm tắt Việt Nam đang chủ yếu nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, việc đẩy mạnh xuất khẩuhàng hóa sang Trung Quốc làm cân bằng hơn cán cân thương mại là một trong những nhiệmvụ dài hạn. Nông sản - mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩutheo con đường tiểu ngạch, chưa thâm nhập sâu vào thị trường và hệ thống phân phối rộnglớn của Trung Quốc. Việc liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu khôngnằm ngoài mục đích đó, giúp hỗ trợ việc xuất khẩu mặt hàng này và nâng cao lợi thế cạnhtranh của các sản phẩm nông sản Việt Nam. Từ khóa: hỗ trợ xuất khẩu nông sản, liên kết doanh nghiệp, doanh nghiệp logistics,doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 摘要 当前越南对中国存在巨大的贸易逆差,促进向华的出口活动有助于贸易差额的平衡,此为越南的长期任务。越南主要的出口货品——农产品仍以小额贸易方式为主销往中国,未能深广地进入其巨大的市场和集散系统。物流企业与出口商的链接是针对此目,即帮助越南农产品对华出口并提高其市场竞争优势。 关键词:对农产品出口的帮助, 企业链接,物流企业,农产品出口企业1. Đặt vấn đề Thị trường Trung Quốc với dân số gần 1,4 tỷ người, đây là một thị trường tiềm năngvới tất cả các quốc gia không chỉ riêng với Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nông sảnđể phục vụ tiêu dùng trong nước đối với Trung Quốc là rất lớn. Các mặt hàng nông sản ViệtNam xuất khẩu sang Trung Quốc tiêu biểu như: gạo, cao su, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, rauquả... Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên khi xuất khẩu nông sản sangTrung Quốc. Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là một trong những nhiệm vụchủ yếu, cấp bách và có tính dài hạn bởi lẽ hiện nay Việt Nam đang nhập siêu chủ yếu từTrung Quốc và việc chúng ta xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước bạnđể thu hẹp cán cân thương mại. Mặc dù đứng top đầu của Thế giới về sản lượng xuất khẩu, 679nhưng giá bán của các mặt hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với các sản phẩmcùng loại của các nước trong khu vực. Điều này được lý giải là hiện nay hàng nông sản củaViệt Nam thường thua kém các nước khác về chất lượng hàng hóa dẫn đến sức cạnh tranhkém trên thị trường. Việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp ranước ngoài còn thấp, gặp nhiều khó khăn do hạn chế trong khâu chế biến còn thô sơ và hànghóa của chúng ta chưa có thương hiệu, qua nhiều khâu trung gian. Trong khi sự liên kết giữanhà nông - doanh nghiệp xuất khẩu - doanh nghiệp logistics - cơ quan quản lý Nhà nước cònlỏng lẻo, manh mún, thiếu sự liên kết và không đồng bộ. Trong khuôn khổ bài viết, tác giảmuốn đề cập đến việc liên kết của doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu các mặthàng nông sản, đây được coi là một trong những giải pháp hoàn thiện việc đưa các sản phẩmnông sản vào thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường Thế giới nói chung - góp phầnđưa nông sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng2.1. Đặc điểm của thị trường Trung Quốc Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, với dân số gần 1,4 tỷ người; diện tích khoảng9,6 triệu km2. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 9%. Kể từkhi gia nhập WTO cùng với chính sách mở cửa, Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiềuđầu tư từ nước ngoài và được ví như là công xưởng của Thế giới, nhu cầu nhập khẩu đối vớicác mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu để phục vụ cho tiêu dùng, sản xuất và gia công để xuấtkhẩu là rất lớn. Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam, với đường biên giới chungkhoảng 1400 km, 8 cửa khẩu quốc tế... Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giốngnhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch như: chínhngạch, buôn bán qua biên giới, các loại dịch vụ xuất nhập khẩu và buôn lậu. Ngoài ra, đây còn là thị trường có nhu cầu đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùngmiền. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệtđới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Miền Tây Nam TrungQuốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Miền Đông và các đặc khukinh tế cần nhiều loại sản phẩm như thuỷ hải sản tươi sống, hoa quả nhiệt đới cao cấp. Đối với thị trường Trung Quốc, thuận lợi lớn cho chúng ta là có đường biên giới giữahai nước trải dài qua 7 tỉnh phía Bắc với nhiều cặp cửa khẩu, điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: