Danh mục

Liên ngành trong nghiên cứu khu vực

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.87 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liên ngành là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bài viết sẽ cung cấp cho chúng ta các kiến thức như: Các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn và nghiên cứu khu vực, liên ngành là gì, liên ngành trong nghiên cứu khu vực...để có thể tiếp cận và giải quyết một vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên ngành trong nghiên cứu khu vựcLIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHU VỰC Trịnh Cẩm Lan Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội1. CÁC CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÀ NGHIÊN CỨUKHU VỰC Việc phân chia các chuyên ngành khoa học xã hội như hiện nay đã diễn ra từ nhữngnăm 90 của thế kỷ XVIII. Tại thời điểm đó, trên cơ sở các mô hình của châu Âu, cáctrường đại học trên thế giới (đặc biệt là ở Mỹ và phương Tây) đã thiết lập các khoa chuyênngành khoa học xã hội và nhân văn cho phù hợp với những hiểu biết của con người về thếgiới lúc bấy giờ. Chẳng hạn, kinh tế học nghiên cứu về thị trường, chính phủ học (sau nàylà khoa học chính trị) nghiên cứu về nhà nước, xã hội học nghiên cứu các vấn đề xã hội,tâm lý học nghiên cứu các cá nhân, lịch sử nghiên cứu quá khứ, và nhân học nghiên cứu“những dân tộc khác”… Mỗi chuyên ngành thường có sự tương ứng với một lĩnh vực nàođó của thế giới, và chúng được coi là những chỉnh thể có thể và nên được nghiên cứu độclập. Đồng thời, người ta cũng cho rằng những chuyên ngành này xác định ranh giới lẫnnhau và tồn tại một cách bình đẳng. Trên cơ sở đó, chúng trở thành những khối tri thức cơbản hình thành nên bộ khung của các trường đại học. Theo thời gian, mỗi chuyên ngành đều đã hình thành cho mình những chương trình,khái niệm, nội dung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, những lĩnh vực chuyên sâu và cáctiêu chuẩn học thuật riêng biệt. Tuy nhiên, cho đến những năm 1920, người ta đã bắt đầunhận thấy việc phân chia thế giới theo kiểu thế kỷ XIX thể hiện trong các cấu trúc chuyênngành không còn phù hợp với những hiểu biết đương đại về cách vận hành của các xã hộivà các nền văn hóa. Sự phân chia và chuyên sâu một cách sâu sắc trong nội bộ các chuyênngành vô tình đã làm giảm tính toàn diện và thống nhất của chúng. Hơn nữa, ngày càng cónhiều học giả nhận thức rằng các lĩnh vực như thị trường, chính trị, xã hội, văn hóa... và rấtnhiều lĩnh vực khác nữa được phân chia theo cách hiểu thế giới của thế kỷ XIX - tất cả đềucó quan hệ với nhau, tương tác lẫn nhau, định hình lẫn nhau và không thể được nghiên cứumột cách riêng rẽ. Để hiện thực hóa sự nhận thức đó, các học giả chuyên ngành đã khôngngừng tìm kiếm sự giúp đỡ của các đồng nghiệp thuộc các chuyên ngành khác. Và, để đápứng nhu cầu nhận thức thế giới hiện đại với rất nhiều vấn đề mà thực tiễn đang đặt ranhưng lại khó có thể giải quyết trong phạm vi một chuyên ngành, càng ngày càng có nhiềulời kêu gọi, nhiều dự án cho việc hợp tác liên ngành. Tuy nhiên, bất chấp những lời kêu gọiđó, những bức tường ngăn cách giữa các chuyên ngành dường như ngày càng trở nên caohơn và khó vượt qua hơn. Nghiên cứu khu vực là một trong nhiều bộ môn khoa học liên ngành phải đối mặtvới những bức tường không dễ vượt qua đó. Tri thức của nhân loại về thế giới vẫn tồn tạimột sự nhận thức chung rằng các nền văn hóa và các xã hội của loài người hoàn toànkhông thuần nhất. Sự khác biệt luôn luôn hiện hữu ở khắp các vùng trên trái đất và khó màmất đi, thậm chí có thể nói là không bao giờ mất đi. Chúng rất phức tạp và khó có thể giảithích nội trong khuôn khổ của bất kỳ một khoa học chuyên ngành nào, mặc dù đã có nhữngkhi người ta lầm tưởng rằng những khác biệt đó có thể quy cho những giai đoạn phát triểnkhác nhau và mặc nhiên coi việc giải thích chúng là công việc của những nhà sử học. Thựctế ngày càng cho thấy rõ rằng chỉ có một loại khoa học liên ngành như nghiên cứu khu vựcmới có khả năng lý giải những khác biệt đó một cách toàn diện và thuyết phục. Bằng cách vận dụng cách tiếp cận liên ngành và những phương pháp nghiên cứu đadạng để hiểu được các nền văn hóa và xã hội khác nhau, các học giả khu vực học đã và vẫncố gắng biện luận rằng những hình thức mới của tri thức đòi hỏi phải có những bộ khungkiến tạo tri thức mới. Như vậy, họ đã trực tiếp thách thức tính cục bộ của các khoa chuyênngành trong việc khép kín những quy trình nhận thức. Tuy nhiên, vào những thời gian đầucủa nghiên cứu khu vực, do chưa có một cơ sở phương pháp luận như thông thường, bộmôn nghiên cứu khu vực học luôn trở thành đối tượng gièm pha của các khoa học chuyênngành và thậm chí của những người quản lý. Nghiên cứu khu vực vào giai đoạn đầu ở tấtcả các quốc gia hình như đều có chung một số phận như thế. Nó thường bị coi là không cótính chuyên môn và do đó, không thực sự mang tính học thuật, điều này làm cho nó phảichịu một địa vị thấp kém trong các trường đại học. Một lý do nữa không kém phần quantrọng, vào giai đoạn đầu của khu vực học, các học giả được xem là “nhà khu vực học” đềuxuất phát từ một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn truyền thống như sử học, ngônngữ học, văn học, xã hội học, nhân học… Hệ quả là, phần lớn các nhà khu vực học đều cóhai chức danh chẳng hạn vừa là một nhà sử học vừa là một chuyên gia Trung Quốc học,hay vừa là một nhà ngôn n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: