Danh mục

Liệt chân và loạn nhịp thất do hạ kali

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liệt 2 chân đột ngột sau tiêu chảy
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệt chân và loạn nhịp thất do hạ kali Liệt chân và loạn nhịp thất do hạkali máuLiệt 2 chân đột ngột sau tiêu chảyẢnh có tính chất minhhọa: Một bệnh nhân bị liệt Anh N.T.T. sinh năm 1990, ngụ tại2 chân do hạ kali máu. tỉnh Cà Mau, nhập bệnh viện (BV) tỉnhvào sáng ngày 29/7/2010 vì đột ngột liệt hai chân. Trước đó, anhT. cho biết, cách nhập viện 4 ngày có nhậu với bạn bè, mồi lànhiều loại ốc. Sau khi nhậu, anh về nhà thì bị đau bụng và tiêuchảy, đi cầu phân nước nhiều lần trong ngày. Tình trạng tiêu chảykéo dài đến 4 ngày và có thuyên giảm vào ngày thứ 4 sau khiuống thuốc tự mua ngoài tiệm. Sáng sớm ngày 29/7/2010, anh T.ngủ dậy thấy mình không thể nhấc chân ra khỏi giường được.Hoảng quá anh gọi ba mẹ đưa đi cấp cứu. Vào BV. tỉnh chẩnđoán hạ kali máu nặng sau tiêu chảy cấp, điều trị tạm thời choanh rồi chuyển anh đi ngay TP. HCM để điều trị.Vừa được chuyển đến khoa cấp cứu tại một BV. TP. HCM thì anhđột ngột mê man, thở yếu, tím tái toàn thân. Trên monitor theo dõithấy nhịp tim của anh loạn nhịp hoàn toàn, sau đó xuất hiện nhịpnhanh thất, rung thất. Anh T. được đặt nội khí quản, sốc điện,dùng thuốc vận mạch. 20 phút sau, nhịp tim của anh đều trở lại.Như vậy, chỉ cần anh vào trễ một chút là có thể bị đe dọa tínhmạng vì suy hô hấp và loạn nhịp nguy hiểm. Xét nghiệm máu chothấy nồng độ kali trong máu là 1,0 mmol/l . Anh T. được chẩnđoán là hạ kali máu nặng, biến chứng suy hô hấp và loạn nhịpthất. Mà tình trạng hạ kali máu này là do tiêu chảy cấp, ăn nhữngmón ốc không được vệ sinh kỹ. Sau 10 ngày điều trị, anh T đã hồiphục hoàn toàn, đi lại được.Khi nào hạ kali máu?Qua trường hợp trên cho thấy, bệnh nhân (BN) khá chủ quan vớitình trạng tiêu chảy. Khi tiêu chảy kéo dài đến 3 ngày thì nên đikhám để bác sĩ đánh giá có bị mất nước, rối loạn điện giải (natri,kali, clo, canxi, magiê), rối loạn kiềm toan, mất máu, sụt cân vàtìm nguyên nhân tiêu chảy, từ đó điều trị kịp thời, tránh nhữngbiến chứng nặng nề sau tiêu chảy.Hạ kali máu được định nghĩa là nồng độ kali trong máu < 3,5mmol/l. Nồng độ kali trong máu bình thường là 3,5 – 5 mmol/l.Đây là một dạng rối loạn điện giải thường gặp nhất trên lâm sàng.Đối với BN có bệnh tim mạch, hạ kali máu làm tăng nguy cơ bệnhtật và tử vong, cho dù hạ kali nhẹ hay vừa.Hạ kali máu có nhiều nguyên nhân như: do thuốc, liệt chu kỳ dohạ kali máu gia đình, nghiện rượu lâu ngày, điều trị thiếu máu áctính bằng vitamin B12, chế độ ăn ít kali, qua phân do tiêu chảy, ubướu, toan hóa ống thận, đái tháo đường không kiểm soát,leucemie cấp dòng tủy.Triệu chứng của hạ kali máu thay đổi tùy từng BN, thường xảy rakhi kali máu < 2,5 mmol/l. Ngoài ra, khi kali máu giảm nhanh, BNcó thể có triệu chứng dù chưa giảm kali nhiều. Các triệu chứnggồm: khó chịu, mệt mỏi; rối loạn thần kinh cơ như yếu cơ, liệt cơ,giảm phản xạ, dị cảm, co cứng cơ, hội chứng chân không yên,suy hô hấp; rối loạn tiêu hóa như: bón liệt ruột, nôn ói; triệuchứng tim mạch như: hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim.Việc điều trị giảm kali máu nên được tiến hành ở các cơ sở điềutrị. Thiếu kali máu nhẹ có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống.Nếu thiếu kali máu nặng, thì cần truyền nhỏ giọt KCL vào mạchmáu. Ngoài ra còn điều trị nguyên nhân cũng như những biếnchứng của hạ kali máu.Phòng bệnh tiêu chảy cấpNên thực hiện tốt những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dướiđây :- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn.- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).- Không uống nước với đá lạnh nếu bạn không biết rõ nguồn gốccủa nó.- Tránh ăn những món ăn như: rau sống, cá hoặc thịt sống, hoaquả không gọt vỏ.- Cẩn thận khi ăn những thức ăn ngoài đường có thể vệ sinhkhông kỹ như: ốc, cua, ghẹ, mắm tôm..- Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu…- Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu.Khi có tiêu chảy cấp ( > 2 lần/ngày với lượng phân > 200g/ngày),tốt nhất là khám bác sĩ ngay ngày đầu tiên tiêu chảy. Trongtrường hợp tự mua thuốc uống như (antibio, berberin, smecta,oresol) mà tình trạng tiêu chảy vẫn kéo dài từ 2 ngày trở lên,hoặc có yếu liệt hai tay, hai chân, khó chịu, mệt mỏi, khó thở, timđập nhanh, mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo thì nên đi khám tạibệnh viện ngay. Lưu ý: người cao tuổi có bệnh lý tim mạch mà bịtiêu chảy cấp thì nhập viện ngay. ...

Tài liệu được xem nhiều: