Danh mục

LIỆT NỬA THÂN

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liệt nửa thân là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, một chân, một tay. Ở đây rối loạn về vận động là chính, do tổn thương bó tháp, còn rối loạn về cảm giác chỉ có ít phụ mà thôi.I. PHÁT HIỆN CHỨNG LIỆT NỬA THÂN. Việc phát hiện chứng liệt nửa thân có khi rất dễ ( khi người bệnh tỉnh táo) nhưng cũng có khi rất khó ( khi người bệnh liệt nhẹ hoặc hôn mê sâu).1. Trường hợp người bệnh hôn mê. Thường liệt nửa thân ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LIỆT NỬA THÂN LIỆT NỬA THÂNLiệt nửa thân là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọnão, một chân, một tay. Ở đây rối loạn về vận động là chính, do tổn thương bótháp, còn rối loạn về cảm giác chỉ có ít phụ mà thôi.I. PHÁT HIỆN CHỨNG LIỆT NỬA THÂN.Việc phát hiện chứng liệt nửa thân có khi rất dễ ( khi người bệnh tỉnh táo) nh ưngcũng có khi rất khó ( khi người bệnh liệt nhẹ hoặc hôn mê sâu).1. Trường hợp người bệnh hôn mê.Thường liệt nửa thân ở thể mềm. Chúng ta phải tìm triệu chứng liệt các dây thầnkinh sọ não, một tay, một chân.1.1. Liệt dây VII:Trong trường hợp hôn mê, phải quan sát kỹ mặt người bệnh và sẽ thấy:- Nếu liệt trung ương”+ Nếp nhăn mắt, mũi, má, mép rất rõ ở bên lành, rất mờ ở bên liệt.+ Mồm, nhân trung lệch sang bên lành.+ Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở như người hút thuốc.+ Dấu hiệu Pierre Marie và Foix: khi ấn mạnh hai ngón tay ở góc hàm, chỉ thấymồm, má bên lành cử động.- Nếu liệt ngoại biên:+ Liệt như trên, ở đây nếp nhăn trán bên liệt cũng mờ.+ Thêm dấu hiệu Charles Bell: khi nhắm, mắt không kín, lòng đen đưa lên trên.1.2. Liệt một chân một tay.- Quan sát một lúc lâu, sẽ thất một bên tay và một bên chân người bệnh không cửđộng. Nếu kích thích chi bên liệt, không thấy phản ứng.- Trương lực cơ tay và cơ chân bên liệt giảm.- Nếu nâng hai tay lên khỏi mặt giường rồi bỏ rơi xuống, ta sẽ thất tay bên liệt rơingay xuống một cách nặng nề như không có một sức chống đỡ nào. Đối với châncũng vậy. Chân liệt cũng rơi xuống trước và nặng nề.- Phản xạ gân: giảm so với bên lành, có khi mất hẵn.- Phản xạ da bìu mất ở bên liệt.- Phản xa da bụng mất ở bên liệt.- Dấu hiệu Babinski thường có.2. Trường hợp người bệnh tỉnh.Thầy thuốc có thể phối hợp với người bệnh khi tiến hành khám bệnh . có thể gặphai trường hợp sau đây:2.1. Liệt cứng.2.1.1. Liệt nửa mặt:Ngoài các triệu chứng quan sát thấy như trên, muốn thấy rõ hơn, có thể bảongười bệnh làm mấy động tác sau đây- Há và mím chặt mồm. Ta quan sát nếp răn mép, mồm trong lúc vận động sẽ thấybên lành rõ và nhiều nếp nhăn. Bên liệt ít và mờ hơn nhiều.- Nhắm và trợn mắt: quan sát nếp răn mắt và trán: cũng thấy bên lành nhiều và rõ,bên liệt ít và mờ.Người bệnh ăn cơm sẽ thấy cơm chảy qua bên liệt do hai môi khép không kín.2.1.2. Liệt một tay một chân:Do liệt cứng, nên người bệnh thể hiện đầy đủ các triệu chứng của bó tháp bịkích thích. Ở nửa bên liệt có:- Trương lực cơ: co cứng kiểu bó tháp:+ Rõ rệt ở ngọn chi hơn gốc chi: các cơ tham gia động tác hữu ý nhiều (như cơgấp ở chi trên, cơ duỗi ở chi dưới) càng cứng nhiều, đi đến tư thế điển hình: bàntay nắm, các ngón tay bám chặt vào lòng, ngón cái gấp vào trong, cổ tay gấp vàocẳng tay, cánh tay khép dính vào thân, chi dưới duỗi thẳng.+ Có tính chất đàn hồi: khi đặt cho một chi ở tư thế mới, chỉ một tí lại trở về tưthế cũ.+ Tăng lên khi vận động hữu ý: người bệnh cố gắng vận động, chi đó lại cứngthêm. Vì thế người bệnh đi lại khó khăn.+ Xuất hiện các đồng tác (syncinésie): đồng tác là những đồng tác tự động gắnvới các tác động hữu ý và không tách rời chúng. Có hai đồng tác chính:Đồng tác toàn bộ (Syncinésie Glibale) hoặc co cứng: khi có một sự gắng sức ở bênchi lành, toàn bộ chi liệt cử động.Đồng tác bắt chước: là những đồng tác chủ động của một chi khi bên đối xứnglàm một động tác giống hệt.+ Phản xạ gân xương tăng ở bên liệt: ở mức độ cao có thể thấy phản xạ lantruyền, đa động, bàn chân hoặc xương bánh chè có dấu hiệu giật liên tục (clonusdu piet et de la route).+ Phản xạ da bụng, da bìu, mất ở bên liệt.+ Dấu hiệu Babinski ở chi dưới (+), dấu hiệu Hoffmann ở chi trên (+).2.2. Liệt mềm:nửa người bên liệt có:- Giảm trương lực cơ: phát hiện bằng sờ nắn, ve vẩy, co doãi cơ.- Phản xạ gân xương, giảm hoặc mất ở bên liệt.- Phản xạ da bụng, da bìu, mất ở bên liệt.- Có thể thấy dấu Babinski bên liệt.Trong trường hợp liệt kín đáo, cần làm thêm một số nghiệm pháp sau đây:- Nghiệm pháp Barré chi trên: người bệnh nằm giơ thẳng hai tay và nâng khỏi mặtgiường 45 độ. Bên liệt không giữ ở tư thế đó lâu, rơi xuống trước.- Nghiệm pháp Mingazzini: người bệnh nằm ngửa, đùi gập vào bụng 90 độ cẳngchân gập vào đùi 90 độ. Chân bên liệt không giữ ở tư thế đó lâu, rơi xuống trước.Sau khi phát hiện liệt nửa thân rồi, chúng ta phải kiểm tra dây thần kinh sọ não.- Kiểm tra mắt: xem các dây thần kinh vận động mắt có bị liệt hay không biểuhiện bằng lác trong, lác ngoài, đồng tử mở to…- Kiểm tra họng: xem có liệt màn hầu, cựa gà và dây thanh không. Gịong nói cóthể thay đổi gì không, có phải là giọng hai âm thanh không.- Kiểm tra cơ ức đòn chũm và cơ thang xem có bị liệt không, biểu hiện bằngquay cổ khó khăn.- Tìm những vận động bất thường như run, múa vờn (chorée), múc giật (athétose).- Tim rối loạn cảm giác chủ quan. Chúng ta phải kiểm ...

Tài liệu được xem nhiều: