Danh mục

Loại hình tác giả nhà Nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhận diện về loại hình tác giả nhà Nho hành đạo – những tác giả chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lập thân, lập chí trong xã hội Việt Nam trong khoảng từ cuối thế kỷ XIII-XIX. Việc nhận diện loại hình tác giả này được tiếp cận từ các góc độ: tiếp thu tư tưởng “tu thân”, “lập chí” của Nho giáo, những ngả đường hành đạo và cảm hứng tư tưởng chủ đạo trong sáng tác thơ văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loại hình tác giả nhà Nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam28CHUYÊN MỤCVĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTLOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO HÀNH ĐẠOTRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMLÊ VĂN TẤNBài viết nhận diện về loại hình tác giả nhà Nho hành đạo – những tác giả chịuảnh hưởng hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lập thân, lập chí trong xã hội ViệtNam trong khoảng từ cuối thế kỷ XIII-XIX. Việc nhận diện loại hình tác giả nàyđược tiếp cận từ các góc độ: tiếp thu tư tưởng “tu thân”, “lập chí” của Nho giáo,những ngả đường hành đạo và cảm hứng tư tưởng chủ đạo trong sáng tác thơvăn.1. GIỚI THUYẾTLoại hình tác giả nhà Nho hành đạo lànhững tác giả chịu ảnh hưởng hệ tưtưởng Nho giáo trong việc lựa chọncon đường hành đạo - nhập thế. Họlựa chọn và kiên định con đường khoacử với khát vọng kinh bang tế thế,mang tài năng và tâm huyết cống hiến,phục vụ triều đại, đất nước. Trong thờibình hay thời loạn thì bản thân họ hầunhư không hề nao núng về lý tưởng tuthân, lập chí của mình, dù ở mỗi cánhân cách thể hiện có khác nhau.Hình thành vào khoảng cuối thế kỷXIII, đội ngũ tác giả nhà Nho hành đạoLê Văn Tấn. Tiến sĩ. Học viện Khoa học xãhội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội ViệtNam.nhanh chóng đóng vai trò quan trọngđối với nền văn học từ đó cho đến hếtthế kỷ XIX. Trong số này có thể kể tớinhững tên tuổi tiêu biểu như: PhạmSư Mạnh, Phạm Nhữ Dực, NguyễnPhi Khanh, Nguyễn Trãi, Phùng KhắcKhoan, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm,Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn ĐăngĐạo, Phan Huy Ích, Lê Quang Định,Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Hành,Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn,Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích…2. TỪ VIỆC TIẾP THU TƯ TƯỞNG“TU THÂN”, “LẬP CHÍ” CỦA NHOGIÁOTu thân là một khái niệm trọng yếutrong hệ thống tư tưởng Nho giáo, đólà phương pháp tự phản tỉnh nội tâmvà sửa mình theo một chuẩn mực đạoLÊ VĂN TẤN – LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO HÀNH ĐẠO…đức sẵn có. Tu thân là dùng lý tínhkiểm soát, lắng nghe lòng mình mongmuốn, nhưng lại phải giữ vững đạotrung thứ, để những gì mình mongmuốn không trái với những lễ nghiphép tắc của xã hội và điều hòa quyềnlợi với mọi người. Nho giáo đề cao vấnđề tu thân bởi thông qua đây, conngười có thể đạt đến một chuẩn mựcđạo đức được xã hội xác lập, đó là“ngũ luân” ứng với “ngũ thường”, đểcon người ứng xử thích đáng các mốiquan hệ xã hội. Cơ sở chính cho việctu dưỡng của mỗi người dưới góc nhìncủa Nho gia xuất phát từ nhân tínhluận nằm trong tổng thể vấn đề thiên nhân. Hơn nữa, việc tu thân còn cómục đích chính trị, bởi nó không chỉnhằm làm cho lương tâm bản thântrong sáng mà còn mở rộng ra ngoàixã hội, giúp cho dân sửa trị, để cùngcó cái đức sáng bản nhiên hồn hậu.Nho gia đề cao thái độ tự tu, phản tỉnh.Sự phản tỉnh đòi hỏi phải được tiếnhành thường xuyên. Người quân tửnhìn lại bản thân mình mỗi ngày trongmối quan hệ với xung quanh, sao chokhông có việc gì sai, không có điều gìthẹn. Nhận ra điều sai của mình thìphải biết sửa mình, giữ tâm mình chochính, ý của mình cho thành. Ngườiquân tử phải ra sức “tự tân”, “khử kìcựu nhiễm chi ô”, tức là phải luôn làmmới cái đức của mình, tẩy trừ ô uế đểtrở về cái thanh khiết bản nhiên. Tiếpđó là “thân độc”, Nho gia chủ trương,để công phu tu dưỡng đạt hiệu quảcao nhất, con người ta phải luôn luônđặt mình trong tư thế thân độc, cẩntrọng ngay ở chỗ chỉ mình mình biết,29chỉ mình mình hay. Có như thế, sự tựtu mới là triệt để, mới không phải là đốiphó.Bên cạnh tu thân là lập chí. Tuy khôngđược coi là một phạm trù trọng yếutrong học thuyết Nho gia, nhưng chí lạicó một mối quan hệ mật thiết với cácphạm trù khác. Thực chất của việc lậpchí chính là lập tâm. Tâm ta chuyênchú vào đó, cầu được điều đó nênkhông biết chán, không biết mệt mỏi vàchăm chăm làm bằng được mục đíchđã đề ra. Nếu như tâm không để vàomục đích thì ắt sẽ không có đủ trí dũngmà hành động. Cuộc đời con người,mọi hành động học tập tu dưỡng, đềuxoay quanh cái chí đó. Trong Luậnngữ có ghi lại việc Khổng Tử cùng vớihai đệ tử của mình là Nhan Hồi và TửLộ nói chuyện về chí của mình. Thôngqua việc nói lên chí hướng mà có thểbiết được mức độ của sự tu dưỡngđến đâu. Trình Tử nói Tử Lộ mongước “xa mã, y khinh cừu, dữ bằng hữucộng, tế chi vô hám”(1) đó là “cầunhân”, Nhan Hồi mong ước “vô phạtthiện, vô thi lao”(2) là “bất vi nhân”,Khổng Tử mong ước “lão giả an chi,bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi”(3)là “an nhân”. Vì thế, qua ngôn chí,quan chí sẽ biết được mục đích, quátrình và mức độ của sự tu dưỡng.Hầu như các Nho sĩ hành đạo nào,trực tiếp hoặc gián tiếp (qua sáng tác)đều thể hiện sự thấm nhuần tư tưởngNho gia về tu thân, lập chí của mình.Chẳng hạn, trong Đề ngôn chí thi tập,Phùng Khắc Khoan viết: “Cái gọi làthơ thì không phải là láu lưỡi trongtiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi bút thôi30TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 7 (203) 2015đâu mà là để ngâm vịnh tính tình, cảmđộng mà phát ra chí ý nữa. Thế chonên nếu chí mà ở đạo đức thì tất làphát ra lời lẽ hồn hậu, c ...

Tài liệu được xem nhiều: