Danh mục

Lồng ghép yếu tố văn hóa vào giảng dạy từ vựng chỉ màu sắc trong tiếng Trung

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lồng ghép yếu tố văn hóa vào giảng dạy từ vựng chỉ màu sắc trong tiếng Trung" tiến hành phân tích yếu tố văn hóa của từ vựng chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời chỉ ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các từ chỉ màu sắc đó, góp phần khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa nói chung, mối quan hệ giữa ngôn ngữ – văn hóa trong tiếng Trung và tiếng Việt nói riêng với một số ví vụ minh họa mà giáo viên tiếng Trung có thể áp dụng để lồng ghép vào bài giảng của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lồng ghép yếu tố văn hóa vào giảng dạy từ vựng chỉ màu sắc trong tiếng Trung LỒNG GHÉP YẾU TỐ VĂN HÓA VÀO GIẢNG DẠY TỪ VỰNG CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG TRUNG ThS. Hứa Phạm Cẩm Tú Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa quốc tếTóm tắt: Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau.Biểu hiện trực tiếp nhất trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đó là ngônngữ thể hiện suy nghĩ, thái độ, giá trị quan của con người đối với thế giới. Từ ngữchỉ màu sắc, con vật, số từ… là những từ vựng phổ thông trong mỗi một ngôn ngữ,trong đó màu sắc là một thuộc tính của vật thể mà con người bằng tri giác củamình đã nhận thức được. Mỗi ngôn ngữ, mỗi dân tộc lại có một hệ thống biểu thịmàu sắc khác nhau, thể hiện sự khác biệt trong tư duy, thế giới quan và văn hóacủa dân tộc đó. Vì thế việc so sánh và lồng ghép yếu tố văn hóa vào trong giảngdạy tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam là cần thiết để vừa tăng tính tò mò và thúvị trong quá trình tìm hiểu một ngôn ngữ mới, vừa giúp sinh viên được hoàn thiệnkhông chỉ kỹ năng ngôn ngữ mà cả khả năng lý giải, biểu đạt một cách tinh tế, đạthiệu quả cao trong giao tiếp nhất là giao tiếp liên văn hóa trong một thế giới phẳngnhư hiện nay.Từ khóa: giảng dạy từ vựng tiếng Trung, giao tiếp liên văn hóa; từ vựng chỉ màusắc, tiếng Trung; tiếng Việt 1. Đặt vấn đề Từ ngữ chỉ màu sắc, con vật, số từ… là những từ vựng phổ thông trong mỗimột ngôn ngữ. Tuy nhiên ý nghĩa tượng trưng và sắc thái tình cảm của những từnày lại tồn tại sự khác biệt văn hóa rất lớn. Sự khác biệt về nội hàm văn hóa củanhững từ ngữ này bắt nguồn từ sự khác biệt của hoàn cảnh địa lý, phương thức tưduy, tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý dân tộc v.v… giữa các dân tộc. Sự khác biệt vềnội hàm văn hóa của từ ngữ dễ dẫn đến hiểu lầm không hay trong giao tiếp liênvăn hóa. Do đó, trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ, ngoài việc truyền đạt các kiến 157thức về ngôn ngữ, giáo viên tiếng Trung có thể đi sâu phân tích từ góc độ văn hóađể kích thích trí tò mò, tăng tính hấp dẫn của môn học và trang bị thêm kiến thứcvăn hóa xã hội để sinh viên hiểu sâu sắc hơn về phong tục, tập quán, điển cố lịchsử, nghệ thuật tôn giáo…giữa Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó nâng cao khả nănglý giải và năng lực vận dụng cũng như biểu đạt ngôn ngữ. Bài viết này tiến hànhphân tích yếu tố văn hóa của từ vựng chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Trung và tiếngViệt, đồng thời chỉ ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các từ chỉ màusắc đó, góp phần khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa nóichung, mối quan hệ giữa ngôn ngữ – văn hóa trong tiếng Trung và tiếng Việt nóiriêng với một số ví vụ minh họa mà giáo viên tiếng Trung có thể áp dụng để lồngghép vào bài giảng của mình. 2. Cơ sở lý luận 2.1 Giả thuyết của Sapir và Whorf Các nhà nhân chủng học từ lâu đã rất quan tâm đến mối quan hệ giữa ngônngữ và văn hóa. Nhà nhân chủng học người Đức Wilhelm von Humboldt đã từngnói sự khác biệt giữa ngôn ngữ hoàn toàn không nằm ở sự khác nhau về phát âmhay các ký tự mà nằm ở chỗ khác biệt về thế giới quan. Nhà nhân chủng học ngườiMỹ Sapir và Whorf tiến hành nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữvới thế giới quan, tư duy và văn hóa; từ đó đưa ra giả thuyết nổi tiếng – Giả thuyếtSapir và Whorf hay còn được gọi là giả thuyết về tính tương đối của ngôn ngữ. Giả thuyết Sapir và Whorf được hiểu là cuộc thẩm tra kỹ hơn của tri giác vănhóa quen; có thể tìm thấy nguyên gốc của cách giải thích này trong những tác phẩmcủa Franz Boas, người sáng lập nhân chủng học ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, Boas gặpnhững ngôn ngữ thổ dân Mỹ thuộc về nhiều ngữ hệ, tất cả các ngôn ngữ này kháchẳn các ngôn ngữ gốc Semit và Ấn-Âu lúc đó được nghiên cứu bởi phần nhiều họcgiả châu Âu. Boas thấy rõ cuộc sống và các phạm trù có thể thay đổi đến mức độnào tùy theo địa phương, nên cuối cùng ông cho rằng văn hóa và cuộc sống củadân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ của họ. Còn về phần Sapir, Sapir là một trong những sinh viên giỏi nhất của Boas.Ông đẩy mạnh lý lẽ của Boas bằng cách chỉ ra rằng các ngôn ngữ là các hệ hìnhthức (formal system) hoàn toàn. Do vậy, cách suy nghĩ và hoạt động không được 158bày tỏ bằng một từ dứt khoát, đúng hơn là bằng tính mạch lạc và tính hệ thống củangôn ngữ, tác động qua lại trên phạm vi rộng hơn với suy nghĩ và cách hoạt động.Mặc dù những quan điểm của ông có lúc thay đổi, nhưng vào cuối đời sống, Sapircho rằng ngôn ngữ không chỉ phản ánh văn hóa và thói quen, chứ ngôn ngữ và suynghĩ có quan hệ tác động qua lại, dẫn đến điểm quyết định. Whorf là học trò của Sapir. Ông từng làm giám định bồi thường viên các tainạn về hỏa hoạn trong công ty bảo hiểm. Ông phát hiện các hành vi dẫn đến hỏahoạn đều liên quan đến việc hiểu sai tên gọi đối với sự vật. Ví dụ như công nhân ởcông trường thường ném đầu thuốc lá hoặc que diêm vào những thùng chứa xăngcó ghi “empty” bên ngoài, bởi vì “empty” thông thường thể hiện việc “trống rỗng,không có đồ đạc, không có người (ở nhà)”; tuy nhiên trên thực tế, trong thùng xăngluôn còn sót lại một ít xăng dư. Ông dùng ví dụ này để nói rõ mối quan hệ mậtthiết giữa ngôn ngữ, tư duy và hành vi. Sapir chỉ rõ “Con người không chỉ sốngtrong một thế giới của hoạt động xã hội mà còn bị điều khiển chặt chẽ bởi mộtngôn ngữ cụ thể nào đó vốn là phương thức biểu đạt của xã hội đó”. Whorf cũngnhấn mạnh: “Thế giới biểu hiện là các cảm giác và ấn tượng kiểu ống kính vạn hoa.Những điều này phải được tổ chức bởi đầu óc của con người, có nghĩa là chúngđược sắp xếp bởi hệ thống ngôn ngữ trong bộ não của con người”. Do quan điểmcủa Sapir - Whorf nhấn mạnh tác dụng mang tính quyết định của ngôn ngữ đối vớitư duy , vì vậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: