Thông tin tài liệu:
Là nhóm động vật chuyển lên sống trên cạn, thích nghi với điều kiện khô hạn, xuất hiện phổi sách và khí quản, ống manpighi, vuốt chân, thụ tinh bằng bao tinh... Hiện biết khoảng 40.000 loài. 1. Đặc điểm phân đốt và cấu tạo phần phụ Sơ đồ cấu tạo có phần đầu ngực có 6 đôi phần phụ là đặc điểm chung của hình nhện. Sự biến đổi về sự phân đốt thấy ở một số nhóm hình nhện. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp Hình nhện (Arachnida) - Cấu tạo và sinh lý
Lớp Hình nhện
(Arachnida) - Cấu tạo
và sinh lý
Là nhóm động vật chuyển lên sống trên cạn,
thích nghi với điều kiện khô hạn, xuất hiện phổi
sách và khí quản, ống manpighi, vuốt chân, thụ
tinh bằng bao tinh... Hiện biết khoảng 40.000
loài.
1. Đặc điểm phân đốt và cấu tạo phần phụ
Cơ thể có 2 phần là đầu ngực (prosoma) và
bụng (opisthosoma), nối với nhau một eo
nhỏ. Đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi
kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò). Bụng
(opisthosoma) là phần biến đổi nhiều nhất
có 1 hay 2 đôi lỗ thở của phổi sách và
nhiều đôi nhú tơ (hình 9.9).
Sơ đồ cấu tạo có phần đầu ngực có 6 đôi phần
phụ là đặc điểm chung của hình nhện. Sự biến
đổi về sự phân đốt thấy ở một số nhóm hình
nhện. Ở nhóm nhện Chân sờ (Palpigrada) và Bò
cạp giả (Pseudoscorpionidea) đốt bụng thứ nhất
lại rõ ràng, còn các nhóm khác lại tiêu giảm. Ở
nhóm Pedipalpi và nhóm Solifuga thì 2 đốt ngực
cuối lại tự do. Nhìn chung phần bụng của hình
nhện biến đổi nhiều so với sơ đồ khởi đầu theo
hướng giảm số đốt từ sau ra trước và tập trung
thành một khối, mất dần dấu vết phân đốt. Phần
biểu mô của hình nhện có một số loại tuyến
khác nhau như ở Hình nhện có các loại tuyến có
nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ
cạp, nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một
số bét), tuyến mùi (chân dài), tuyến trán, tuyến
hậu môn (đuôi roi)…
2. Cấu tạo nội quan (hình 9.10)
Hệ tiêu hoá: Phần lớn ăn thịt, một số hút mô
thực vật, động vật hay ăn chất cặn bã hữu cơ
đang phân huỷ. Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo
thích nghi với việc tiết men tiêu hoá ra ngoài
phân hủy con mồi và hút chất dinh dưỡng vào
cơ thể: hầu có thành cơ khoẻ, ruột giữa có
nhiều nhánh làm tăng diện tiếp xúc và sức
chứa. Nhện bắt mồi bằng chăng tơ, còn các
nhóm khác thì đuổi con mồi rất tích cực.
Hệ bài tiết có đặc điểm trung gian của nhóm
vừa chuyển từ nước lên cạn. Chúng vừa có
tuyến háng vừa có ống manpighi.
Hệ hô hấp khác nhau: Ở nhện cổ hô hấp bằng
phổi sách (bọ cạp có 4 đôi, đuôi roi, nhện có 2
đôi). Số còn lại hô hấp bằng khí quản, một số lại
có cả phổi sách và cả khí quản. Khí quản được
hình thành từ phần lõm của lớp vỏ ngoài, có
nguồn gốc độc lập với túi phổi, không có quan
hệ về nguồn gốc với phần phụ.
Hệ tuần hoàn có sơ đồ cấu tạo chung của
ngành. Số đôi lỗ tim giảm dần cùng với mức độ
tập trung của các đốt.
Hệ thần kinh theo kiểu cấu tạo chung của
ngành, mức độ tập trung thần kinh tùy theo
nhóm, phụ thuộc vào mức độ tập trung các đốt.
Giác quan của hình nhện khá phong phú gồm
cơ quan cảm giác ánh sáng, cơ học, hoá học.
Mắt hình nhện kém phát triển (có 1 – 5 đôi
mắt đơn), chỉ phân biệt được vật đứng yên
hay chuyển động trong phạm vi gần. Riêng
nhóm nhện nhảy mắt khá phát triển có thể phân
biệt được hình khối của vật. Hình nhện
có rất nhiều lông cảm giác bao gồm:
Lông rung (trichobotricum) có số lượng ổn
định trên chân xúc giác và chân bò hay trên
thân. Gốc lông rung nằm trong hốc, có lớp vỏ
mỏng làm tăng độ rung của lông trước chấn
động nhỏ. Cơ quan vị giác và khứu giác hình
đàn nằm ở chân và thân (hình 9.11).
Hệ sinh dục: Hình nhện đơn tính, có hiện
tượng dị hình chủng tính. Tuyến sinh dục nằm ở
phần bụng, vốn có cấu tạo kép nhưng có thể
dính với nhau từng phần hay tất cả thành một
tuyến chung. Gồm có tuyến sinh dục, ống dẫn
và lỗ sinh dục. Ngoài ra ở con đực có tuyến
phụ, cơ quan thụ tinh như bầu tinh, con cái có
thêm túi nhận tinh.
Thảo Hiên (Theo giáo trình ĐVKXS)