Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau (trâu, cừu, bò, lợn, người…), còn ấu trùng thì sống trong cơ thể của động vật không xương sống (giun ít tơ, đỉa, chân khớp…) ở nước và trên cạn hoặc động vật có xương sống (cá, thú…). Vòng đời trải qua 2 - 3 vật chủ. Lấy vòng đời của sán dây bò Taenia saginata làm ví dụ. Sán dây bò trưởng thành sống trong ruột người, trứng theo phân ra ngoài, vào cơ thể bò, phát triển thành ấu trùng có 6 móc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp Sán dây (Cestoda)-2 Lớp Sán dây (Cestoda)-22. Đặc điểm phát triểnSán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoácủa nhiều động vật khác nhau (trâu, cừu, bò,lợn, người…), còn ấu trùng thì sống trongcơ thể của động vật không xương sống(giun ít tơ, đỉa, chân khớp…) ở nước và trên cạnhoặc động vật có xương sống (cá, thú…). Vòngđời trải qua 2 - 3 vật chủ. Lấy vòng đời của sándây bò Taenia saginata làm ví dụ. Sán dây bòtrưởng thành sống trong ruột người, trứng theophân ra ngoài, vào cơ thể bò, phát triển thànhấu trùng có 6 móc (onchosphaera) chui khỏi vỏtrứng ra ngoài bám vào cỏ. Sau khi vào cơ thểbò, nhờ có móc, ấu trùng chui qua thành ruộthay dạ dày vào mạch máu hay bạch huyết. Nhờmáu chuyển tới cơ quan ký sinh như gan, cơ,tim phổi, não… nằm im ở đấy sau đó chuyểnthành nang sán (cysticercus), dạng hạt gạo,chứa dịch Cấu tạo thành nang sán ở hình 4.14.Thành nang lõm vào trong, tận cùng có 4 mầmgiác và một vành móc bé. Đây chính là mầmscolex ẩn trong nang, sau này sẽ phát triểnthành scolex. Nang sán giữ nguyên như vậy mộtvài năm, trước khi bị vật chủ chính thức (người)ăn vào. Trong cơ thể người, dưới tác dụng củadịch tiêu hoá, vỏ nang phân huỷ và nang sán lộnra ngoài. Móc và giác bám trở lại vị trí bìnhthường và phát triển thành sán trưởng thành(hình 4.15).Nang sán của sán dây có nhiều hình dạngrất khác nhau, phức tạp nhất là nang sánnhiều đầu thứ cấp (echinococus).3. Phân loại và vai trò gây bệnh của sán dâyLớp Sán dây được chia làm 2 lớp phụ và 9 bộ,có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người và giasúc thuộc các bộ như Cyclophyllidea vàPseudophyllidea. Trên thế giới có khoảng 130triệu người bị nhiễm bệnh sán dây. Ở Việt Namcó 200 loài, có một số bộ quan trọng liên quanđến khả năng gây bệnh cho người và gia súc.a. Phân lớp Cestodaria: Bao gồm các loài sándây có cơ thể không chia đốt, chỉ có 1 hệ sinhdục. Ví dụ loài Amphilina foliacea k ý sinh trongcơ thể cá tầm. Dạng trưởng thành không sốngtrong ruột mà sống trong xoang, vật chủ trunggian là giáp xác bơi nghiêng. Ấu trùng của loàinày sống trong xoang của giáp xác, khi cá ăngiáp xác thì chuyển sang giai đoạn trưởng thànhb. Phân lớp Sán dây chính thức (Cestoda): BộPseudophyllidea bao gồm các loài Sán dây cócơ quan bám là mép, đôi khi có móc. Mộtsố họ đáng chú ý là Diphyllobothrridae vàLingulidae. Một số loài ký sinh gây bệnh chongười và gia súc là:Sán mép Diphyllobothrium latum có giai đoạntrưởng thành sống trong ruột người, thúnuôi và thú hoang. Chiều dài cơ thể đạtđến 9 m và có khoảng 3 – 4 nghìn đốt.Phát triển phức tạp qua giáp xác chân kiếm vàcá, ấu trùng là procercoid và pleurocercoid.Người bị nhiễm bệnh do ăn phải cá khô hay cákhông nấu chín. Ở Việt Nam thường gặploàiDiphyllobothrium mansoni có giai đoạntrưởng thành ký sinh ở chó, cáo, mèo… có thểdài tới 2,5m, ấu trùng ký sinh trong giáp xácchân kiếm.Ligulata intestinalis là loài gây bệnh trầmtrọng cho cá. Cơ thể hình dải, có nhiều hệsinh dục nhưng chưa chia thành từng đốt. Đầukhông phân hoá rõ rệt và cógiác bám kém phát triển, ấu trùng làpleurocercoid dài tới 50 –80cm.Taeniarhynchus saginatus k ý sinh ởngười và Taenia solium k ý sinh ở lợn.Echinococcus granulosus (hình 4.16): Cơ thểchỉ có 3 - 4 đốt, đầu có 2 vành móc và 4 giácbám. Trưởng thành ký sinh trong ruột chó và thúăn thịt. Nang sán ở trong nội quan của dê, cừu,bò, lợn và người. Nang sán lớn (có thể nặng tới60 kg), có nhiều đầu gọi là bao nang nhiều đầu,chèn ép vật chủ gây đau đớn.Hương Thảo (Theo giáo trình ĐVKXS)