Danh mục

Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công: Quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 856.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động QHCC của Chính phủ trong phục vụ quá trình CCHC Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công: Quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUỲNH NGA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 62 34 82 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Hà Nội, 2018 Công trình được hoàn thành tại:………………….………..………............... ………………………………………………………………......................... . Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu 2. PGS.TS. Bế Trung Anh Phản biện 1: ……………………………………………………….. ………………………………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………................................... ………………………………………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………….......................... ………………………………………………………......................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, quan hệ công chúng (Public Relation - PR) không còn là một khái niệm mới mẻ. Mục tiêu của quan hệ công chúng là tạo sự hiểu biết và quan hệ tích cực giữa tổ chức với các nhóm công chúng của nó. Đó thực chất là một công cụ mang tính chiến lược trong ứng xử với công chúng của tổ chức. Nói cách khác, nhìn nhận đúng bản chất và xác định đúng vai trò của hoạt động quan hệ công chúng sẽ cho phép tận dụng tối đa các điểm mạnh và cơ hội mà hoạt động này đem lại cho tổ chức. Với ý nghĩa như vậy, đề tài luận án được lựa chọn xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ. Công tác quan hệ công chúng trong hoạt động của Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền một hành chính hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cải cách từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, coi người dân là khách hàng, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả quản lý. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, tăng cường hoạt động QHCC là một trong những giải pháp mang tính tích cực và bền vững. Thứ hai, xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. QHCC gắn kết chặt chẽ với hoạt động cung cấp thông tin, đối thoại hai chiều và xây dựng hình ảnh. Trong thời gian qua, tuy đã có những động thái tích cực trong việc xây dựng và phát triển quan hệ công chúng, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít hạn chế trong lĩnh vực này. Thứ ba, xuất phát từ mối liên hệ giữa quan hệ công chúng và cải cách hành chính nhà nước. Những nội dung của cải cách hành chính suy cho cùng đều là hướng tới đích cuối cùng là xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm của mọi cải cách. Điều này tương thích với mục tiêu của hoạt động QHCC là xây dựng mối quan hệ tích cực giữa Chính phủ với người dân và các nhóm công chúng khác. Nghiên cứu quan hệ công chúng của Chính phủ đặt trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước sẽ thấy được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa hai hoạt động này. Xuất phát từ những kiến giải nói trên, Luận án nghiên cứu về “Quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam” mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động QHCC của Chính phủ trong phục vụ quá trình CCHC Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan, hệ thống hóa những vấn đề chung về hoạt động QHCC của Chính phủ, đặt cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động này. - Đánh giá hực trạng hoạt động QHCC của Chính phủ trong bối cảnh CCHC Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QHCC của Chính phủ, hướng đến phục vụ và nâng cao hiệu quả CCHC Nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QHCC của Chính phủ đặt trong bối cảnh CCHC Nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu những hoạt động QHCC của Chính phủ phục vụ CCHC trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay. Đây cũng là khoảng thời gian chương trình tổng thể CCHC Nhà nước được xây dựng và đi vào thực thi. - Phạm vi về không gian: Tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu tại hai cơ quan trung ương là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; và bốn cơ quan địa phương tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Quan điểm duy vật biện chứng; - Quan điểm duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu; - Khảo sát, điều tra; - Phỏng vấn sâu; - Lấy ý kiến chuyên gia. 5. Giả thuyết khoa học 5.1. Giả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: