Danh mục

Luận văn : Áp dụng qui trình nuôi chín noãn in vitro trên heo và chó part 2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân con biến mất Trong giai đoạn từ MI đến MII nhân không xuất hiện, nhưng xuất hiện vào giai đoạn tiền nhân ngay sau khi tinh trùng xâm nhập. Chất nhân dạng sợi được giải phóng vào dịch nhân lúc nhân con biến mất, sau đó vào dịch tế bào lúc vỡ màng nhân. Quá trình này được điều khiển bởi sự phosphoryl hóa và dephosphoryl hóa một protein trong nhân. Noãn heo lấy nhân vẫn có hiện tượng cô đặc NST, màng nhân biến mất và hình thành trục (Fulka và cs, 2003) [10]. Do đó, có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : Áp dụng qui trình nuôi chín noãn in vitro trên heo và chó part 2 10sự kiện này cần thiết cho NST cô đặc lại (Wei và cs, 1999; de la Barre và cs,2000) [35],[7].(2) Nhân con biến mất Trong giai đoạn từ MI đến MII nhân không xuất hiện, nhưng xuất hiệnvào giai đoạn tiền nhân ngay sau khi tinh trùng xâm nhập. Chất nhân dạng sợiđược giải phóng vào dịch nhân lúc nhân con biến mất, sau đó vào dịch tế bàolúc vỡ màng nhân. Quá trình này được điều khiển bởi sự phosphoryl hóa vàdephosphoryl hóa một protein trong nhân. Noãn heo lấy nhân vẫn có hiện tượngcô đặc NST, màng nhân biến mất và hình thành trục (Fulka và cs, 2003) [10].Do đó, có thể nhân trong noãn không quan trọng lắm, ít nhất vào giai đoạntrưởng thành.(3) Vỡ màng nhân GVBD (germinal vesical breakdown) Màng nhân là màng đôi gồm 2 lớp lipid, lớp trong tạo bởi 3 mảnhA,B,C, có ở động vật có xương sống, là vị trí kết hợp của MPF. GVBD xảy rakhi 3 mảnh này biến mất; MPF hoạt hóa sẽ phosphoryl hóa các phân tử củamảnh, phá vỡ trạng thái polymer thành dimer. Màng nhân bị vỡ, mạng lưới nộichất gắn với màng nhân ngoài cũng vỡ.(4) Tạo trục metaphase Trong quá trình trưởng thành, trục được tạo hai lần, MI và MII. Trục MIxuất hiện sau tác dụng của MPF và hoàn thành khi MAP kinase được hoạt hóa.MPF phosphoryl hóa protein liên kết với vi ống, gồm α và β tubulin, do đó tăngbiến đổi của chúng. Trong nguyên phân, hai trung thể nhân đôi và đi về hai cực tế bào. Vi sợitỏa ra từ hai cực và tìm bắt cặp NST chị em. Cyclin B gắn với vi ống, MAPkinase gắn với cực. Giảm phân ở noãn khác với nguyên phân ở tế bào sinhdưỡng: không có trung thể, giống tế bào thực vật. Trên heo, sau GVBD, NSTtạo dạng đám bụi, theo Motlik và Fulka mô tả đây là giai đoạn hướng cựcmuộn. Vi ống bị cắt và tỏa xung quanh đám bụi này.2.2.5.2. Các chất liên quan(1) MPF Theo Masui và Markert (1971), progesteron gây trưởng thành noãn khiđược cung cấp bên ngoài noãn, nhưng thất bại khi tiêm vào noãn [19]. Do đó, 11 chỉ tế bào chất gần bề mặt noãn nhận tín hiệu hormon. Noãn sau khi nhận tín hiệu hormon đã tạo yếu tố thúc đẩy trưởng thành gọi là MPF (maturation promoting factor hoặc M phase promoting factor). MPF gồm một đơn vị thủy phân Cdc2 và đơn vị điều hòa cyclin B. MPF xuất hiện trong giai đoạn cô đặc NST, biến mất nhân con. Trong giai đoạn vỡ màng nhân, Cdc2 kinase kích hoạt, nhưng theo Kubelka và cs (2002), màng nhân vẫn vỡ mà không có Cdc2 kinase dưới một số điều kiện đặc biệt, trong khi đó MAP kinase xuất hiện với hoạt động yếu [13]. Giai đoạn tạo trục chỉ bắt đầu khi Cdc2 kinase hoạt động và hoàn tất khi xuất hiện MAP kinase. (2) MAPK (mitogen activated protein kinase) MAPK là kinase khác liên quan đến trưởng thành noãn. Noãn GV chứa MAPK dạng bất hoạt, được phosphoryl hóa và hoạt hóa ở giai đoạn GVBD.2.3. IVM (In vitro maturation) 2.3.1 . Lịch sử IVM [23] Năm 1935, Pincus và Enzmann tách noãn thỏ chưa trưởng thành khỏi sự ức chế của nang noãn, cho phép noãn đạt tới trưởng thành khi nuôi cấy in vitro. Năm 1983, Minato và Toyoda (Nhật) và Schroeder và Eppig (Mỹ) cho rằng noãn chuột được trưởng thành in vitro có khả năng tạo phôi nếu được thụ tinh. Năm 1983, Lenz và cs cho rằng 39oC là nhiệt độ tối ưu để noãn bò trưởng thành in vitro. Năm 1988, Lu và cs cho ra đời con bê từ kỹ thuật chín noãn và thụ tinh in vitro. Năm 1996, Eppig và O’Brien cho ra đời chuột con sau khi dùng kỹ thuật IVM, thụ tinh in vitro và chuyển phôi vào tử cung chuột mẹ. 2.3.2 . Hệ thống IVM Hệ thống nang noãn giữ cấu trúc không gian 3 chiều của nang, bảo đảm hình thái và chức năng của nang để giữ noãn tăng trưởng và trưởng thành. Bolamba và cs (1998) nuôi noãn chó trong đĩa phủ 0,6 % agar để tránh mất tế bào hạt. Kết quả là noãn chó đạt MII khoảng 8,7 % ở nang xoang giai đoạn sớm và 11,5 % ở nang xoang. Điều đó cho thấy rằng, nếu sự trao đổi các yếu tố trong buồng trứng bị gián đoạn, khả năng giảm phân bị giảm [5]. 12 Hệ thống giọt là hệ thống phổ biến nhất, noãn được nuôi trong giọt môi trường phủ dầu khoáng. Cần quan tâm đến tỉ lệ giữa số noãn nuôi và thể tích môi trường nuôi cấy. Nếu noãn quá nhiều, giảm phân bị ức chế do tế bào hạt tụ tiết nhiều yếu tố ảnh hưởng giảm phân và ngăn cản chúng tăng kích thước, từ đó giảm việc gãy các cầu nối. Sự gãy các cầu nối này sẽ gián đoạn sự truyền thông tin giữa noãn và tế bào hạt và do đó sẽ tăng giảm phân [28]. Nếu ít noãn, tỉ lệ giảm phân cũng giảm. Tỉ lệ giữa số noãn nuôi và môi ...

Tài liệu được xem nhiều: