Danh mục

Luận văn Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.06 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động kiểm toán trên thế giới đã có lịch sử trên 100 năm tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động này mới chỉ xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 90. Ban đầu là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập năm 1991, sau đó là kiểm toán nhà nước năm 1994 và vào năm 1997 đối với kiểm toán nội bộ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính LUẬN VĂN:Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kiểm toán trên thế giới đã có lịch sử trên 100 năm tuy nhiên ở ViệtNam hoạt động này mới chỉ xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 90. Ban đầulà sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập năm 1991, sau đó là kiểm toánnhà nước năm 1994 và vào năm 1997 đối với kiểm toán nội bộ. Từ khi chính thứcxuất hiện đến nay hoạt động kiểm toán đã phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là vớiloại hình kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán tại Việt Nam đang từng bướcnâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nềnkinh tế. Doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần nâng cao chất lượng quản lý mà trongđó công tác hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định.Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối đối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làmnhiệm vụ tổ chức thu thập xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính làsự xác nhận tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, quan trọng là quađó có thể đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quá trình quản lý, phục vụ có hiệu quảđối với những người cần sử dụng các thông tin kế toán. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của cuộckiểm toán đó chính là bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán chính là cơ sởđể kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý củabáo cáo tài chính đồng thời kiểm toán viên cũng dựa vào đó để đưa ra kết luận kiểmtoán. Nếu số lượng bằng chứng kiểm toán được thu thập không đủ về mặt chất cũngnhư mặt lượng sẽ gây ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán, rủi ro bỏ qua các sai phạm,gian lận là rất lớn. Điều này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới tình hìnhhoạt động của công ty khách hàng, cũng như những người quan tâm và sử dụng báocáo tài chính của doanh nghiệp. Để thu thập được các bằng chứng có độ tin cậy cao,phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của kiểm toán viên cũng như các phươngpháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được áp dụng trong suốt quá trìnhkiểm toán. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán chính là sự đúc kết, kháiquát hóa những kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở phương pháp biện chứng, phươngpháp cụ thể khoa học, giải tích về quy hoạch, về xác suất và về thống kê toán. Chínhvì lý do đó mà các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải không ngừng đượcnâng cao và hoàn thiện để đáp ứng với sự đa dạng của thông tin, mức độ ngày mộttinh vi của các hành vi gian lận. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, là một sinh viên chuyên ngànhkiểm toán trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu em đã mạnh dạn chọn đềtài : “Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trongkiểm toán tài chính”. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu rõ hơnvề các phương pháp cũng như tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng kiểmtoán. Nội dung chính của đề tài gồm ba phần như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Phần II: Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trongkiểm toán tài chính. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH1.1 Khái quát về kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tài chính1.1.1 Khái quát về kiểm toán tài chính Kiểm toán là một quá trình các kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểmtoán, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến kết luận trongbáo cáo kiểm toán. Có rất nhiều định nghĩa về kiểm toán nhìn chung chúng ta có thểhiểu như sau: “ Kiểm toán là quá trình xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạtđộng cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứngtừ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tươngxứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể, kiểm toán được chia làm 3 loại:Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Trong đó thì kiểmtoán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất. Vậy như thế nào là kiểm toán tài chính?Đó là quá trình kiểm toán viên thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến trêncác báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Về đối tượng của kiểm toán tài chính có thể là các tài liệu kế toán trước hết làcác bảng khai tài chính như các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, bảng kê khai tài sản… là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mọicuộc kiểm toán. Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia các bảng khai tàichính thành các phần hành kiểm toán: phân chia theo khoản mục hoặc theo chutrình. Vì vậy khi kiểm toán các bảng khai tài chính có thể chia tách các phần hànhhoặc gộp chung các phần hành có liên quan thành phần hành cụ thể.1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán tài chính Các cuộc kiểm toán tài chính nhằm hướng tới việc đưa nhận xét về mức độtrung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của khách hàng dựa trên các chuẩn mựckế toán, kiểm toán và luật kế toán cùng với các quy định khác. Do đó từ giai đoạnđầu của kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định rõ những mục tiêu kiểm toán cầnđạt đuợc. Các mục tiêu này bao gồm: Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểmtoán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung lại được chia làm hai loại: Mục tiêu về tínhhợp lý chung và các mục tiêu khác. Mục tiêu về tính hợp lý chung: Giúp kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý củacác số dư tài khoản xét theo tất cả các thông tin mà kiểm toán viên có về công việccủa khách hàng. Mục tiêu chung khác bao gồm: - Tính có căn cứ : Các số tiền được ghi phải có căn cứ hợp lý. - Tính trọn vẹ ...

Tài liệu được xem nhiều: