Danh mục

Luận văn : Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp part 1

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.52 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.1. Đặt vấn đề Theo đề án phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2003 – 2010 của Bộ Thủy sản, mục tiêu đến năm 2010 nhằm tăng diện tích nuôi lên 10.000 ha, 1 triệu m3 lồng, sản lượng 200.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 150 triệu USD. Trong chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010, Bộ Thủy sản đã xếp cá rô phi vào vị trí hàng đầu trong các loài thủy hải sản nuôi (Trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2005). Trên thế giới, hiện nay cá rô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp part 1 1 I. GIỚI THIỆU1.1. Đặt vấn đề Theo đề án phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2003 – 2010 của Bộ Thủy sản,mục tiêu đến năm 2010 nhằm tăng diện tích nuôi lên 10.000 ha, 1 triệu m3 lồng, sảnlượng 200.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 150 triệu USD. Trong chương trình pháttriển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010, Bộ Thủy sản đã xếp cá rô phi vào vị tríhàng đầu trong các loài thủy hải sản nuôi (Trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2005). Trên thế giới, hiện nay cá rô phi nuôi xếp vị trí thứ ba về sản lượ ng, đạt1.374.239 tấn vào năm 2002, có giá trị 1.706.538.200 USD (năm 2000) (http://ag.arizona.edu/azaqua/ista/market/htm), dự đoán trong vài năm tới sản lượng cá rô phinuôi sẽ đạt vị trí hàng đầu. Những thành quả đạt được và mục tiêu phấn đấu của nghềnuôi cá rô phi rất hứa hẹn nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết thỏađáng. Một trong số những vấn đề đó là bệnh trên cá nuôi. Song song với sự mở rộngquy mô và áp dụng nhiều mô hình nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất là sự gia tăngvề bệnh. Bệnh là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển nghề nuôithủy sản hiện nay. Từ khi bắt đầu nghề nuôi thủy sản thâm canh, việc kiểm soát bệnhdựa chủ yếu vào các biện pháp hóa trị liệu. Tuy nhiên các biện pháp này bộc lộ nhiềunhược điểm. Điều này dẫn đến các áp lực từ phía người tiêu dùng, các tổ chức chínhphủ và môi trường về nhu cầu được hưởng thụ các sản phẩm nuôi trồng an toàn về mặtvệ sinh thực phẩm và môi trường bảo đảm sản xuất bền vững. Trước các thực tế đó,việc dùng vaccine để kiểm soát bệnh là một sự lựa chọn đúng đắn. Nghiên cứu vaccinedùng trong thủy sản là sự kế thừa hợp lí nghiên cứu vaccine dùng trong chăn nuôi vàchăm sóc sức khỏe con người. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. được báo cáo đầu tiên tại Nhật Bản vàonăm 1958 trên loài cá hồi nuôi (Hoshina và ctv., 1958; trích bởi Yanong và Floyd,2001) . Bệnh có tỉ lệ chết cao, có thể lên tới 100% trong vòng vài ngày phát bệnh.Hiện nay, bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. đã được phát hiện trên nhiều đối tượngnuôi và tại nhiều nơi trên khắp thế giới: Viễn Đông, Hoa Kỳ, Nam Phi, Trung Mỹ,Nhật, Israel, ... 2 Hiện nay trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng đáp ứngmiễn dịch của cá đối với vi khuẩn Streptococcus sp. cũng như vaccine phòng bệnhtrên. Một số công trình đó như: Alkhlaghi và ctv.(1996) nghiên cứu cách cấp vaccinedạng FKC có thêm chất bổ trợ; Eldar và ctv.(1997) nghiên cứu về thời gian tạo đápứng miễn dịch sau khi cấp vaccine ở cá hồi đạt tới 4 tháng; Eldar và ctv. (1995),Bercovier và ctv. (1997) nghiên cứu hiệu lực của vaccine phòng Streptococcusdifficile; Bunch và Bejerano (1997) nghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố môitrường lên sự nhạy cảm của cá rô phi lai do Streptococcus sp.; các công trình nghiêncứu của nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm nghiên cứu sức khỏe động vậtthủy, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ ( Aquatic Animal Health Research Laboratary, ARS,USDA) gồm: Shoemaker C.A., Klesius P. H., Evans J. J.. Họ đã lấy bằng sáng chế vềvaccine phòng bệnh do Streptococcus iniae tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên ở nước ta các côngtrình nghiên cứu về bệnh trên cá rô phi chưa nhiều, chỉ có vài công trình nghiên cứuchủ yếu tập trung vào ký sinh trùng như công trình nghiên cứu của Bùi Quang Tề vàctv. (1999; trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005), và hầu như chưa có hoặc có rất ít công trìnhcó tầm cỡ nghiên cứu về tác nhân vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi cũng như các côngtrình nghiên cứu về vacine và các chế phẩm miễn dịch phòng bệnh cho cá. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc nuôi và phòng trị bệnh hữu hiệu, được sự phân công của Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Điều chế kháng huyết thanhthỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩnStreptococcus sp. ”.1.2. Mục tiêu: Xác định mức độ tạo đáp ứng miễn dịch của thỏ khi tiêm FKC của vi khuẩnStreptococcus sp. nhằm điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng Streptococcus sp. dùngcho mục đích chẩn đoán. Xác định ảnh hưởng của mật độ nuôi lên đáp ứng miễn dịch và tỷ lệ cảmnhiễm của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp. . Xác định thời gian tạo đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá đối với vi khuẩnStreptococcus sp.. 3 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 2.1.1. Nguồn gốc Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Năm 1924, cá rô phi được nuôi đầu tiên ởKen ...

Tài liệu được xem nhiều: