Danh mục

Luận văn: Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp (part 3)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 472.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tạo đáp ứng miễn dịch dặc hiệu trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sau khi tiêm huyền dịch dạng FKC của vi khuẩn Streptococcus sp. Vật liệu và dụng cụ: + Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình là 87,3 g được mua từ bè nuôi của nông dân, cá được nuôi trong điều kiện thí nghiệm 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm. Cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp. + Bể nuôi: là bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, đặt trong mái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp (part 3) 37 3.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tạo đáp ứng miễn dịch dặc hiệutrên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sau khi tiêm huyền dịch dạng FKC của vikhuẩn Streptococcus sp. Vật liệu và dụng cụ: + Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình là 87,3 g được mua từ bè nuôi củanông dân, cá được nuôi trong điều kiện thí nghiệm 1 tháng trước khi tiến hành thínghiệm. Cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp. + Bể nuôi: là bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, đặt trong mái che, sục khí liên tụcvà được thay nước đã được khử chlorine hàng ngày. + Huyền dịch dạng FKC của vi khuẩn Streptococcus sp.: chuẩn bị theo mục3.3.4 + Thuốc gây mê: loại ethylenglycol monophenylether + Bơm tiêm: loại 1 ml dùng dể tiêm vaccine, loại 5ml dùng để lấy mẫu máu. + Lam kính + Nước muối sinh lí + Máy li tâm Cách tiến hành: Thí nghiệm được chia thành 2 lô: A1 và A2. Mỗi lô bố trí 50 con cá. Chuẩn bị huyễn dịch vi khuẩn Streptococcus sp. dạng FKC có nồng độ 1 mg/mlbằng cách pha loãng với nước muối sinh lí 0,9%. Tiêm với liều 0,2 ml vào xoang bụngcá. Lô A2 được tiêm nhắc với liều lượng như trên vào ngày thứ 15 sau khi tiêm lần thứnhất. Trước khi tiêm, cá được gây mê. Sau khi tiêm, định kì lấy máu cá, thu huyết thanh, thử phản ứng ngưng kếtnhanh trên phiến kính. Thực hiện liên tục cho đến khi nào không phát hiện kháng thểđặc hiệu với vi khuẩn Streptococcus sp. Toàn bộ thí nghiệm được tóm tắt theo bảng 3.3: 38 Bảng 3.3 : Cách bố trí thí nghiệm 3 Lô thí nghiệm A1 A2 Tổng số cá (con) 50 50 Số lần tiêm (lần) 1 2 Nồng độ vaccine (mg/ml) 1 1 Liều tiêm (ml/cá thể) 0,2 0,2 Ngày lấy máu kể từ sau khi tiêm 7, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 15, 20, 25, 30. 3.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng phòng bệnh do vi khuẩnStreptococcus sp. trên cá rô phi đỏ đã được tạo đáp ứng miễn dịch bằng cách tiêmFKC trước đó. Dụng cụ và vật liệu: + Cá điêu hồng từ thí nghiệm 3: sau 30 ngày được tiêm FKC của vi khuẩnStreptococcus sp. lần đầu + Bể nuôi: bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, sục khí liên tục và thay nước hàngngày để đảm bảo chất lượng nước. + Vi khuẩn Streptococcus sp.: chuẩn bị tương tự như thí nghiệm 2 + Bơm tiêm: loại 1 ml + Kéo, kẹp, đĩa petri Cách tiến hành: Toàn bộ thí nghiệm 4 được tóm tắt theo bảng 3.4 39 Bảng 3.4. : Cách bố trí thí nghiệm 4 Tên lô thí nghiệm B1 B2 B3 Số cá (con) 15 15 15 Nguồn lấy A1 A2 A2 Số lần đã tiêm FKC trước đó (lần) 1 2 2 Thời gian chờ trước khi thử thách (ngày) 30 30 30 Liều tiêm thử thách (ml/cá thể) 0,2 0,2 0,2 1,58*106 1,58*104 1,58*106 Nồng độ vi khuẩn (CFU/cá thể) Thời gian theo dõi sau khi tiêm (ngày) 14 14 14 Thí nghiệm được chia thành 3 lô: B1, B2, B3. Mỗi lô bố trí 15 con cá. Gây cảm nhiễm cho cá với vi khuẩn Streptococcus sp. còn sống bằng cách tiêmvào xoang bụng cá với nồng độ và liều tiêm như bảng 3.4. Trước khi tiêm, cá đượcgây mê. Thí nghiệm được theo dõi trong 14 ngày sau khi tiêm, mỗi ngày kiểm tra xemcó cá chết hay hấp hối không. Nếu có thì tiến hành phân tích, quan sát dấu hiệu và mổkhám bệnh để tìm nguyên nhân. Sau thời gian theo dõi, toàn bộ số cá còn lại được giảiphẫu để phân lập vi khuẩn gây bệnh giống như phân lập mẫu cá bệnh thu ngoài tựnhiên. 40 IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1. Kết quả thí nghiệm 1 Bảng 4.1 : Kết quả kiểm tra hiệu giá ngưng kết của kháng huyết thanh thỏ tại những thời điểm khác nhau Kết quả thử Thời gian (ngày) Thỏ Loại tiêm nghiệm sự Hiệu giá (lần pha loãng) ngưng kết ĐC - ...

Tài liệu được xem nhiều: