Danh mục

LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 946.60 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với khu vực Tây Bắc và vùng Bắc Lào, lại nằm trên trục hành lang kỹ thuật quốc gia, chịu ảnh hưởng tích cực của khu trọng điểm kinh tế phía Bắc, Thanh Hoá có nhiều lợi thế để phát triển KT-XH bởi không chỉ gắn kết với khu vực Bắc Trung Bộ mà còn mở ra sự liên kết gắn bó với khu vực Bắc Bộ và khu Tây Bắc để cùng phát triển. Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú (tài nguyên đất đai, rừng, tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá LUẬN VĂN:Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với khu vực Tây Bắc và vùng BắcLào, lại nằm trên trục hành lang kỹ thuật quốc gia, chịu ảnh hưởng tích cực của khu trọngđiểm kinh tế phía Bắc, Thanh Hoá có nhiều lợi thế để phát triển KT-XH bởi không chỉ gắn kếtvới khu vực Bắc Trung Bộ mà còn mở ra sự liên kết gắn bó với khu vực Bắc Bộ và khu TâyBắc để cùng phát triển. Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú (tài nguyên đất đai, rừng,tài nguyên nước, tài nguyên biển) và nguồn nhân lực dồi dào… đã tạo cho tỉnh những thuậnlợi cơ bản có khả năng và điều kiện vươn lên tổ chức sản xuất kinh doanh, trở thành một địaphương có nền kinh tế phát triển của đất nước. Tuy có nhiều thuận lợi, song Thanh Hoá còn còn không ít những thách thức, khókhăn: diện tích miền núi rộng, độ dốc cao, địa hình hiểm trở, thời tiết khí hậu diễn biến bấtthường, lũ, bão, lốc xoáy, nắng hạn và rét hại thường xuyên xảy ra. Độ khác biệt giữa cácmùa cao, tính chất thời vụ hết sức khắt khe, gây khó khăn lớn cho sản xuất, nhất là sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, trải qua hai cuộc kháng chiến, là căn cứ địa cáchmạng nên việc đã động viên sức người, sức của phục vụ tiền tuyến ở mức độ rất cao, lại bịchiến tranh phá hoại khốc liệt nên hậu quả để lại hết sức nặng nề. Hoà bình lập lại, do nằmngoài vùng trọng điểm nên ít được đầu tư, do đó cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ pháttriển kinh tế còn lạc hậu, điểm xuất phát thấp, sức hấp dẫn để thu hút đầu tư còn nhiều hạnchế. Ngoài ra, do dân số đông, lao động dồi dào nhưng kỹ năng, kỹ xảo còn thấp và tưtưởng phong kiến của một bộ phận dân cư còn nặng… nên năng lực tiếp cận cơ chế thịtrường không cao. Với những yếu tố cơ bản nêu trên, việc hình thành và phát triển củadoanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khó khăn, đặcbiệt là đối với loại hình DNN&V trong công nghiệp. Với những đặc điểm trên, việc lựa chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa trongcông nghiệp tỉnh Thanh Hoá làm đề tài nghiên cứu là nhằm góp phần vào việc nghiêncứu xu hướng vận động và tìm giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V)trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, các vấn đề liên quan tới DNN&V trong công nghiệp đã đượcnhiều tác giả trong phạm vi cả nước và ở một số địa phương, với mức độ, phạm vi, lĩnhvực khác nhau đã ít nhiều quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm đến các đề tài: “Quản lý điềuhành DNN&V trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá” do Quốc Cường biên dịch (1994); luậnvăn thạc sĩ “DNN&V của Nhật Bản” của Đỗ Viết Thẩn (1998); luận văn thạc sĩ “Doanhnghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – thực trạng và giải pháp pháttriển” của Nguyễn Thanh Bình (2004); luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý của Nhànước đối với DNN&V ở thành phồ Hồ Chí Minh” của Phan Trung Chính (2003); “Địnhhướng chiến lược và chính sách phát triển DNN&V ở Việt Nam đến 2010” của Bộ Kếhoạch và Đầu tư (1998); “Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và địnhmức tiếp tục hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNN&V tại Việt Nam” Dựán UNIDO –MPI-US/VIE/95/004 (1991); Dự án “Chính sách hỗ trợ phát triển DNN&V ởViệt Nam do PGS-PTS Nguyễn Cúc – Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủdự án (1997);... Như vậy, có thể thấy đề tài DNN&V ở Thanh Hoá cho tới nay chưa có ai nghiên cứudưới góc độ là một đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành KTCT, mà chỉ mới đượcnghiên cứu đơn lẻ trong các chuyên ngành khác. Vì vậy, đề tài này không trùng lắp với cácđề tài đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: góp phần hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vềDNN&V trong công nghiệp, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp, kiến nghịnhằm phát triển DNN&V trong công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu DNN&V trong công nghiệp. - Nghiên cứu, thực trạng DNN&V trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 -2007. - Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DNN&V trong côngnghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2007. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp cấp tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Từ năm 2000 đến 2007. Về không gian: Tỉnh Thanh Hóa. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphát triển kinh tế, các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố liên quanđến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: