LUẬN VĂN: Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM LUẬN VĂN:Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập là xu hướng tất yếu kháchquan. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật ấy, chúng ta đang từng bước pháttriển. Đại hội IX đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vậtchất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người; nănglực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng; tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòngđược tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hìnhthành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Như chúngta đã biết vào ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này thể hiện một nỗ lực rất lớn củachúng ta trong việc chứng minh khả năng phát triển kinh tế của mình với thế giới vàcũng mở ra một hướng mới cho kinh tế nước nhà. Trong một môi trường cạnh tranhkinh tế toàn cầu khốc liệt như hiện nay, Việt Nam không chỉ muốn tồn tại mà cònmuốn đứng vững và phát triển. Hoạt động đầu tư là yếu tố rất quan trọng trong việcphát triển nề kinh tế nước ta. Ở đề án này tôi xin tập trung phân tích một hình thức của đầu tư trực tiếpnước ngoài là hoạt động mua lại và sáp nhập (M&As). Đây là một hình thức chúngta cần tìm hiểu thật kĩ bởi trên thế giới hoạt động M&As đang diễn ra rất mạnh mẽ.Thêm nữa khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì M&As khôngcòn trở nên xa lạ với chúng ta nữa. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều doanhnghiệp của nước ta thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại và sápnhập. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng và phạm vi mà tôi muốn hướng tới ở đây là hoạt động M&As trênthế giới và Việt Nam Kết cấu đề tài: Bài tiểu luận của tôi gồm có những phần chính sau đây: Chương I: Tác động của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốcgia:Những vấn đề lí luận chung Chương II : Kinh nghiệm từ hoạt động mua lại và sáp nhập xuyênquốc gia trong một số trường hợp thế giới. Chương III: Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyênquốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM .Chương I. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG MUA LẠI&SÁP NHẬP XUYÊN QUỐC GIA :NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNGA. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MUA LẠI& SÁP NHẬP1. Khái niệm M (merger) là sự kết hợp hoặc sáp nhập của các công ty tổ chức nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh hoặc nhằm giảm tính cạnh tranh. Kết quả là sẽ tạo ra một công ty mới trong đó mỗi bên sẽ có cổ phần bằng nhau (nên người ta còn gọi là merger of equals). Thông thường các vụ sáp nhập thường được thực hiện dựa trên tinh thần thiện chí, tự nguyện khi mà lãnh đạo hai bên cùng họp nhau lại và bàn bạc đưa ra những phân tích cụ thể về những lợi ích, cơ hội hoặc rủi ro khi tiến hành sáp nhập (thuật ngữ chuyên môn gọi là (due diligence report) . Từ đó sẽ có quyết định cuối cùng. A (acquisition) là quá trình mua cổ phiếu hoặc tài sản một công ty để dần tiến tới chiếm đoạt công ty đó. Do đó khác với sáp nhập , mua lại thường xảy ra giữa hai công ty không ngang nhau về tiềm lực tài chính, 1 công ty lớn mua lại một công ty nhỏ hơn bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai . Dựa vào hai khái niệm được cung cấp bởi tổ chúc tiền tệ thế giới IMF , ta cóthể hiểu được M&A là gì. Tuy nhiên có một điểm cần chú ý về thuật ngữ ở đây làM&A là chỉ sự sáp nhập hoặc mua lại nói chung của hai công ty , có thể là trongnước hoặc cũng có thể là 1 công ty nước ngoài và 1 công ty trong nước hoặc của haicông ty nước ngoài. Còn nếu xét M&A như một hình thức đầu tư nước ngoài thìngưới ta thường dùng cụm Cross border M&A chỉ sự sáp nhập và mua lại giữa haicông ty trong đó nhất quyết phải có 1 bên là công ty nước ngoài . Phiên họp ủy viên của Ủy ban Thương Mại & Phát Triển quyết định vàongày 12 tháng 5 năm 2000 triệu tập một cuộc họp các chuyên gia ở Geneva về vấnđề “Mua lại&sáp nhập: Những chính sách nhằm mục đích tối đa hóa những ảnhhưởng tích cực và tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư quốc tế”. Cuộchọp này là một phần trong những nỗ lực của UNCTAD để giúp cải thiện sự hiểubiết về những vấn đề chủ chốt trong những lĩnh vực của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), và những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển và những chọn lựa chínhsách, đặc biệt khi họ liên kết với những nước đang phát triển & những nền kinh tếđang trong giai đoạn chuyển đổi, và để củng cố những khả năng của các quốc giađưa ra và thực hiện các chính sách, những biện pháp hành động và các chươngtrình. Hầu hết các nước tìm mọi cách để thu hút FDI, đặc biệt là khi FDI tồn tạidưới dạng đầu tư trực tiếp vào nhà xưởng máy móc, bởi vì những nguồn đầu tư nhưvậy có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Như là một phần hệ quả trong nhữngnỗ lực nhằm thu hút FDI, mua lại và sáp nhập (M&As) trở nên phổ biến hơn trướcđây như là một cách thức thâm nhập của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) vàocác nước đang phát triển cũng như các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi.Tuy nhiên, có một câu hỏi nảy sinh liệu rằng M&As, trái với đầu tư mới có thể cóvai trò trong việc đóng góp vào quá trình phát triển hay không. M&As được xem làkhác với đầu tư mới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hội nhập kinh tế quốc tế sáp nhập xuyên quốc gia xuất nhập khẩu luận văn xuất nhập khẩu báo cáo xuất nhập khẩu thực trạng xuất nhập khẩu luận vănTài liệu cùng danh mục:
-
56 trang 759 2 0
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 544 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 456 0 0 -
129 trang 348 0 0
-
36 trang 313 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam
7 trang 308 0 0 -
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 trang 304 0 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 289 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 285 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 285 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0