Luận văn: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Luận vănGIẢI QUYẾT TRANHCHẤP PHÁT SINH TỪHỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1 Phần I VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG I. VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 1. Ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn vàrất quan trọng về kinh tế - xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏichúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề mới mẻvà phức tạp của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đó hợpđồng ngoại thương là khâu trọng yếu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâmnhiều nhất. Giai đoạn 1975 - 1985 đất nước thống nhất, chúng ta có điều kiện vàkhả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước để đẩy mạnhngoại thương phát triển mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nướcngoài thu hút vốn và kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn bắt nguồn từ chế độkinh tế của nước nhà, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu kinh tế hàng hoáchưa phát triển, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và còn bị lệ thuộcnhiều vào bên ngoài. Mặt khác do chiến tránh kéo dài đã gây ra những vếtthương về kinh tế - xã hội mà hàng thế hệ mới hàn gắn được. Giai đoạn này chúng ta đã thực hiện chế độ độc quyền về ngoại thương-điều này được ghi nhận trong hiến pháp 1980 tại điều 21:Nhà nước độcquyền quản lý ngoại thương và các quan hệ kinh tế khác. Việc ghi nhận nguyên tắc độc quyền về ngoại thương trong hiến pháp lànền tảng vững chắc cho toàn bộ pháp luật về ngoại thương Việt Nam tronggiai đoạn này điểm nổi bật của chế độ này là chỉ các tổ chức ngoại thươngcủa nhà nước mới được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi hoạt động vềkinh tế đối ngoại đều do nhà nước quyết định theo chỉ tiêu pháp lệnh do Bộngoại thương trực tiếp quản lý điều hành. Bộ ngoại thương đã can thiệp sâuvào các công việc cụ thể của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, chính vì 2vậy đã làm mất đi khả năng sáng tạo tính linh hoạt trong kinh doanh, kết quảlà hợp đồng ngoại thương kém hiệu quả. Cuối 1986 thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đềra, kinh tế đối ngoại đã được coi là mũi nhọn của sự nghiệp đổi mới, xuấtkhẩu được còn là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm. Chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương đã bị bãi bỏ, các hoạtđộng về kinh tế đối ngoại đã điều chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết cuả nhà nước. Từ năm 1987 chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tuy nhiêndoanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế hơn. Ngày 7/4/1992 HĐBT (nay là chính phủ) đã ban hành nghị định số114/HĐBT qui định về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu. Theo nghịđịnh 114 các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải đáp ứng đượcnhững điều kiện: Được thành lập theo đúng pháp luật, hoạt động theo đúng ngnàh hàng đãđăng ký, phải có vốn lưu động bằng tiền Việt Nam tương đương với 200.000USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, số vốn này phải đượcxác định về mặt pháp lý. Có thể thấy những yêu cầu để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhậpkhẩu đã trở thành một cản trở không nhỏ đối với các doanh nghiệp trongnước. Yêu cầu về số vốn không dưới 200.000USD là một sự thách đố đối vớicác doanh nghiệp, và các nhà doanh nghiệp được cấp giấy phép cũng chỉđược phép XNK mặt hàng đã đăng ký. Do đó đã làm thu hẹp rất nhiều phạmvi hoạt động của các doanh nghiệp cản trở việc đa dạng hoá các sản phẩmxuất khẩu giảm hiệu quả kinh tế trong hợp đồng ngoại thương. Đầu năm 1997, luật thương mại đã được Quốc hội thông qua đặt nềntảng cho những thay đổi căn bản trong hệ thống quản lý ngoại thương củaViệt Nam. Năm 1998 chúng ta đã chứng kiến những thay đổi căn bản về quyềnkinh doanh ngoại thương đó là việc Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 3cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia trực tiếp vào hoạtđộng XNK mà không phải đáp ứng bất cứ điều kiện gì ngoài việc phải tựđăng ký mã số hàng hoá của mình tại cơ quan hải quan. Ngày 31/7/98 Chính phủ ban hành nghị định 57/1998/NĐ - CP quy địnhchi tiết luật thương mại về hoạt động XNK gia công và đại lý mua bán hànghoá với nước ngoài, theo khoản 1 điều 8 thì thương nhân là doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quyết định của pháp luậtđược phép XNK hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký, giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh. Cũng theo khoản 3 điều 8 nghị định 57 thì các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế khi (tham gia) hoạt động kinh doanh XNK không phải xingiấy phép kinh doanh XNK của bộ thương mại nữa mà trước khi kinh doanhXNK doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK tạicục Hải quan tỉnh, thành phố. Bên cạnh đa dạng hoá và đa phương hoá cácmối quan hệ kinh tế với nước ngoài là một trong những thành tựu nổi bật củachính sách đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Cho tới nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 104 nước và vùng lãnhthổ trên thế giới trong đó đã ký hiệp định thương mại với 60 nước, ký hiệpđịnh khung và hiệp định hàng dệt may với liên minh châu âu (theo tạp chíkinh tế và dự báo số 4/1999). Ngày 13/07/2000 (14/7 theo giờ Việt Nam) tại Oasinton, thay mặt chínhphủ Việt Nam, bộ trưởng Bộ thương mại Vũ khoan đã ký hiệp định thươngmại với Hoa kỳ, đây chính là mối quan trọng đánh dấu sự bình thường hoáhoàn toàn giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, vàAPEC năm 1998. Việt nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động trongkhuôn khổ hợp tác á - Âu và đang trong qúa trình chuẩn bị những bước cơbản để gia nhập tổ c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giải quyết tranh chấp Hợp đồng ngoại thương soạn thảo hợp đồng luật kinh doanh hình thức luật quy định pháp luật luận văn về luậtTài liệu cùng danh mục:
-
56 trang 759 2 0
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 544 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 456 0 0 -
129 trang 348 0 0
-
36 trang 313 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam
7 trang 308 0 0 -
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 trang 304 0 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 289 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 285 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 285 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0