Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 541.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó đã được thể hiện rất rõ qua nhiều kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục "khẳng định" thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phầnkinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Lời mở đầu Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta đã xác định pháttriển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó đãđược thể hiện rất rõ qua nhiều kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Tại đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán chính sách kinh tếnhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinhtế vận hành theo định hướng kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng vớikinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau.Khi nói tới kinh tế nhà nước là nối đến những của cải tài sản thuộc sở hữu nhà nước,còn khi nói tới thành phần kinh tế nhà nước là muốn nói đến quan hệ sản xuất tiêu biểucho chế độ đương thời. Trong điều kiện hiện nay thì đó là hệ thống doanh nghiệp nhànước. Thành phần kinh tế nhà nước, thực chất là hệ thống các doanh nghiệp nhà nướcvới quy mô, cấu trúc sức mạnh riêng. Trong hơn mười năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương,biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Trongbối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp và nền kinh tế, còn nhiều khó khăn gaygắt, doanh nghiệp Nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững, không ngừngphát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và pháttriển đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Nhưng bên cạnh đó, DNNN cũng còn những mặt hạn chế yếu kém, có mặt rấtnghiêm trọng như: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý chưa tập trung vàonhững ngành, lĩnh vực then chốt, nhìn chung trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lýcòn yếu kém, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực: tàinguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như chưa tương xứng với sự hỗ trợ của nhànước. Những hạn chế yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước có những nguyên nhânkhách quan. Nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan; chưa có sự thống nhấttrong nhận thức về vai trò vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, về cơ chế chính sáchcòn chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Công tác cải cách hành chính chậm, công tác quản lý, công tác đào tạocán bộ và đội ngũ người lao động trong các DNNN vẫn còn nhiều bất cập, lãng phí... Từ thực tại trên đòi hỏi không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò chủ đạo củathành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tếquốc dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phần nội dungI. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhànước.I.1. Các thành phần kinh tế - Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều thành phầnkinh tế Trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực, Lê Nin đã viết Danh từ quá độ cónghĩa là gì ? vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay cónhững thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xãhội không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Luận điểm trên của Lê Nin cho thấy rằng: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế. *Cơ sở lý luận Sự tồn tại của các thành phần kinh tế hay của cơ cấu kinh tế nhiều thành phầntrong thời kỳ quá độ ở nước ta, trước hết bắt nguồn từ quy luật quan hệ sản xuất phảiphù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sản xuất muốnphát triển thì nhất định phải có sự phù hợp đó. Nếu như tồn tại lực lượng sản xuất khácnhau về tư liệu sản xuất và do đó tồn tại nhiều quan hệ sản xuất khác nhau về tư liệusản xuất và do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó luôn có nhữngquan hệ sở hữu, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế thống nhất. ởnước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điểm xuất phát về lực lượngsản xuất, phân công lao động xã hội.... còn thấp và không đều giữa các xí nghiệp, giữacác ngành, vùng, trình độ lao động, năng suất cũng khác nhau. Do đó tất yếu tồn tạinhiều cách thức kết hợp lực lượng sản xuất với sức lao động, nhưng quy mô, trình độsản xuất khác nhau, nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khácnhau. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần còn được bắt nguồn từ yêu cầucủa các quy luật kinh tế của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Để thúc đẩy sản xuất hànghoá phát triển, trước hết phải khôi phục cơ sở tồn tại của nó. Đó là các hình thức sởhữu khác nhau về TLSX. Điều đó có nghĩa là phải khuyến khích, duy trì, phát triển cácthành phần kinh tế *Cơ sở thực tiễn Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta cóthêm những thành phần kinh tế mới như kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Cácthành phần kinh tế cũ và mới tồn tại đan xen nhau, tạo nên đặc điểm của nền kinh tếtrong thời kỳ quá độ ở nước ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, hầu như không một nướcnào có một nền kinh tế thuần nhất, tức chỉ tồn tại duy nhất một kiểu quan hệ sản xuấtvề tư liệu sản xuất và do đó có một thành phần kinh tế. ở nước ta trong thời gian qua việc khuyến khích phát triển các thành phần kinhtế đã đem lại những kết quả đáng kể nó góp phần khai thác được mọi tiềm năng củatừng thành phần kinh tế. Đó là những tiềm năng về vốn, kỹ thuật, sức lao động, kinhnghiệm tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: