Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 839.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 64,000 VND Tải xuống file đầy đủ (64 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở, thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà NẵngVIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘINGUYỄN THỊ QUỲNH ANHCHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘCẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGLUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNGHÀ NỘI, năm 2018VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘINGUYỄN THỊ QUỲNH ANHCHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘCẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGChuyên ngành: Chính sách côngMã số: 834.04.02LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNGNgười Hướng Dẫn Khoa HọcPGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNHHÀ NỘI, năm 2018LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọicông việc” [16, tr269], công việc thành công hay thất bại đều là do cánbộ. Cán bộ phải giỏi mới thực hiện tốt hoạt động công vụ. Chính vì vậy, độingũ CBCC luôn được Đảng ta quan tâm ĐTBD và có chính sách cụthể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ củahệ thống chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảngxây dựng chế độ dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta.Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân,nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ chức và triển khai thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi đườnglối, chủ trương có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào chấtlượng hoạt động của cấp cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào phẩm chất,năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên trongcác tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Chấtlượng, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến tìnhcảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điềuhành của Nhà nước.Cán bộ cơ sở phải là người có năng lực giỏi, chuyên môn sâu, kỹnăng xử lý tình huống… để tập hợp được sức mạnh toàn dân hướng vàophát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, họ phải thực sự là nhữngngười tận tâm, tận lực, gương mẫu. Chính vì vậy, việc nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCCS là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, nhànước và cả hệ thống chính trị trong công cuộc cải cách hành chính1cũng như phát triển đất nước.Tuy nhiên, ở cấp cơ sở hiện nay, chất lượng đội ngũ CBCC trong cảnước nói chung và ở quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng nói riêng còn bộc lộnhững hạn chế, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu;tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo cònphổ biến trong một bộ phận công chức; một số công chức có biểu hiện daođộng, cơ hội, bè phái, tham ô, sách nhiễu nhân dân… đã làm giảm uy tíntrong nhân dân, hiệu quả quản lý cơ sở thấp. Để nâng cao chất lượngđội ngũ CBCCS, việc thực hiện chính sách ĐTBD cho đội ngũ này làmột trong các giải pháp hết sức quan trọng.Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về thực hiệnchính sách ĐTBD CBCCS góp nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực củađội ngũ cán bộ cơ sở của quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng trong những nămtới. Từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: Chính sách đào tạo, bồidưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng”đề làm luận văn thạc sỹ.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiCông tác ĐTBD CBCC tuy không còn xa lạ bởi đã có nhiều công trìnhkhảo sát nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC được xem làvấn đề then chốt trong thời kỳ đổi mới. Quan tâm ĐTBD cho đội ngũCBCC những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, vềkhoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợpvới công việc được giao. Công chức, chất lượng CBCC là vấn đềđược sự quan tâm của nhiều tác giả, là đề tài được hội nghị tại nhiềuhội thảo trong và ngoài nước.Tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên:Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ2trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2003. Trong tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định đượcrõ vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng caochất lượng đội ngũ CBCC. Đồng thời, hệ thống hóa các căn cứ khoahọc của việc nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên,nội dung tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu đối tượngCBCC nói chung mà chưa đi sâu vào đối tượng đặc thù là CBCCS.Cuốn sách “Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý – Kinh nghiệm từthực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của TS.Tần Xuân Bảo, Nxb Chínhtrị Quốc gia Sự thật, năm 2012 đã khái quát nội dung, đánh giá thựctrạng công tác ĐTBD lãnh đạo quản lý để làm căn cứ đổi mới côngtác ĐTBD lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phốhiện nay.Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hànhchính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam” Học viện Chính trị - Hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: