Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.75 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố quyết định đến NLCT của Đăk Nông, từ đó nhận dạng các lợi thế so sánh nhằm phát huy các lợi thế đó, đồng thời nhận diện những điểm yếu cản trở sự phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, đề tài tiếp tục đánh giá sâu hơn về NLCT của ba mũi nhọn chiến lược địa phương đề ra có phù hợp với các lợi thế địa phương đồng thời nhận diện cụm ngành có thể trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HỒ HOÀNG NGÂNNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HỒ HOÀNG NGÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Công Khải TP. Hồ CHÍ MINH, NĂM 2017 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân do tôi thựchiện. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và chínhxác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả thực hiện của luận văn là trung thực vàchưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của Chương trình Giảng dạyKinh tế Fulbright hoặc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôitrong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôixin chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Khải đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đềcương và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị ở bộ phận thư viện và các anh chị nhân viêncủa Chương trình, bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã hợp tác, chiasẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu hữu ích. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình đã động viên tôi rất nhiều trongquá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hồ Hoàng Ngân -iii- TÓM TẮT Đắk Nông là một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên, được tách ra từ tỉnh ĐăkLăk từ năm 2004. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh chậmlại, năng lực cạnh tranh suy giảm, luôn nằm ở nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh thấpnhất cả nước. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh đã địnhhướng ba lĩnh vực mũi nhọn phát triển trong thời gian tới: (i) công nghiệp bôxit-nhôm; (ii)du lịch sinh thái; (iii) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong bối cảnh giới hạn vềnguồn lực đầu tư, việc đề ra quá nhiều trọng điểm phát triển sẽ ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư. Bên cạnh đó, định hướng phát triển cùng lúc ba cụm ngành cần được xem xét mộtcách cẩn trọng về cả tính hiệu quả và khả thi, liệu sự phát triển cụm ngành này có cản trởsự phát triển bền vững của các cụm ngành còn lại không? Sử dụng khung phân tích Porter cho thấy, năng lực cạnh tranh Đăk Nông đang ởmức thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Lợi thế lớn nhất của tỉnh là tài nguyên thiênnhiên và trở ngại lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Đăk Nông đó là chất lượngmôi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với hiện trạng này, một mặt đòi hỏi ĐăkNông phải cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh đồng thời cần xác định được cụm ngànhtiềm năng trong điều kiện giới hạn về nguồn lực để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cho thấy cụm ngành bôxit khôngphải là cụm ngành có thể trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế địa phương. Bêncạnh đó, cụm ngành bôxit còn có tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của cụm ngànhnông nghiệp. Cụm ngành du lịch sinh thái của địa phương mới ở dạng tiềm năng, mặc dùtốc độ tăng trưởng cao nhưng đóng góp vào GDP tỉnh rất nhỏ, mặt khác với hạn chế lớn vềcơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch nghèo nàn, sự cạnh tranh lớn từ hai địa phương cótài nguyên du lịch tương đồng là Đăk Lăk và Lâm Đồng. Vì vậy, để phát triển cụm ngànhdu lịch cần đầu tư lớn, thời gian dài trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thì trongtương lai gần chưa thể tập trung nguồn lực của tỉnh cho phát triển du lịch. Đăk Nông là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích và sản lượng cây cà phê và hồtiêu do đó tỉnh đã có lợi thế sẵn về quy mô đối với cụm ngành cây công nghiệp lâu năm.Bên cạnh đó, cây cà phê và hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: