Danh mục

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lượng điện mặt trời, chính sách và thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính sách công là một công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước.Thông qua việc ban hành và thực thi chính sách công mà những mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của Nhà nước được hiện thực hóa. Trong tác phẩm “Vìsao các quốc gia thất bại”, giáo sư người Mỹ Daron Acemoglu và Jemes A.Robinson cho rằng: các nước nghèo không phải bởi vì địa lý hay văn hóa củachúng, mà bởi vì các nhà lãnh đạo của chúng không biết các chính sách nào sẽlàm cho các công dân của họ giàu…Con người cần động cơ để đầu tư và trởnên giàu có hơn. Chìa khóa để đảm bảo những động cơ đó là những thể chếtốt – luật pháp, an ninh và hệ thống chính quyền, tạo ra các cơ hội để conngười có thể đổi mới và thành công. Đó chính là cái quyết định sự phân hóagiàu – nghèo - chứ không phải là địa lý, khí hậu, công nghệ, bệnh tật haychủng tộc. Bước vào thế kỷ 21, công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT)đang có xu hướng phát triển mạnh. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đãđầu tư rất lớn vào ngành công nghiệp NLMT, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ là cácquốc gia đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp này. Ứng dụng đơn giản,phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay của NLMT là dùng để đun nước nóng.Các hệ thống đun nước nóng bằng NLMT đã được sử dụng rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới. Đến nay, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều hệ thống điện nănglượng mặt trời (ĐNNMT), tương đương với 10,5GWth và đang là quốc giadẫn đầu thế giới, chiến 60% tổng công suất lắp đặt của toàn thế giới. Việt Nam có tiềm năng sử dụng NLMT ở hầu khắp mọi vùng trong cảnước và có nhiều lợi thế phát triển hệ thống sử dụng NLMT. Trong đó, hiệuquả nhất là sử dụng NLMT vào đun nước nóng, đặc biệt ở khu vực thành thị,nơi người dân có đời sống cao và có điều kiện sử dụng dịch vụ. Việc sử dụngNLMT thay cho việc sử dụng điện để đun nước nóng (chủ yếu cho sinh hoạtgia đình) vừa tiết kiệm điện năng vừa đem lại các lợi ích về kinh tế và môitrường. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc banhành chính sách và thực hiện chính sách phát triển năng lượng tái tạo, trongđó có chính sách phát triển năng lượng mặt trời, bởi vì nguồn tài nguyên nhưthan, dầu khí… sử dụng cho sản xuất điện năng có thời hạn, dần cạn kiệt vàgây ô nhiễm môi trường. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đưa ra định hướngphát triển năng lượng tái tạo: “Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mớivà năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, thủy điện”… “Nghiên cứu phát triểncác dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nănglượng, đặt biệt đối với hải đảo, vùng sâu, vùng xa”. Để hiện thực hóa định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Đảng,Quốc hội đã ban hành các Luật Điện lực năm 2004 và Luật Điện lực năm2012 bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Điện lực năm 2004. Tiếp theo,ngày 05 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết đinh số176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giaiđoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Đến ngày 27 tháng 12 năm 2007,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1855/QĐ-TTg phê duyệt Chiếnlược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2050. Ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nănglượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặttrời nói riêng đã được ban hành và thực hiện hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên,cho đến nay kết quả thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời còn rấtkhiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng về phát triển điện mặt trời của Việt 2Nam. Nguyên nhân của thực trạng này, một mặt do chính sách phát triển điệnmặt trời ở Việt Nam chưa toàn diện và cụ thể, mặt khác việc triển khai thựchiện còn nhiều hạn chế. Với mục đích đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách và thực thi chínhsách phát triển điện mặt trời ở nước ta trong thời gian tới, qua đó góp phầnđảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sản xuấtvà sinh hoạt của người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển, tôi chọn đề tài Luận văn: “Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trờitại Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề năng lượng điện mặt trời và chính sách phát triển điện mặt trờiđã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đâylà lĩnh vực tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít các công trình khoa học nghiêncứu về nó. Dưới đây là một số công trình khoa học nghiên cứu về năng lượngmặt và chính sách phát triển điện mặt trời đã được công bố: Tác giả Hoàng Dương Hùng đã đưa ra những lý thuyết về năng lượng mặttrời cũng như các ứng dụng năng lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: