Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhĐánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịchsinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại VQGBái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thanh Tuấn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Thắng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long: Tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên xã hội; Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ đa dạng sinh học trong khu vực. Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch trong khu vực, bao gồm: Cơ cấu tổ chức của du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái (nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giao thông, các dịch vụ khác ... ). Trình bày định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long gồm các giải pháp kỹ thuật (quy hoạch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch), giải pháp xã hội như giáo dục môi trường. Keywords: Du lịch sinh thái; Tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Bảo tồn thiên nhiên; Vườn Quốc gia Bái Tử LongContentMỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài ĐDSH là yếu tố quan trọng, không thể thay thế đối với sự tồn tại và phát triển củaxã hội. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt làtại các VQG và KBTTN. DLST được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn, đồng thời pháttriển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, DLST đã có nhữngbiến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trên toàn cầu. VQG Bái Tử Long được thành lập năm 2001, vị trí địa lí, địa hình và địa mạo đãtạo cho VQG Bái Tử Long những giá trị đặc sắc không chỉ về ĐDSH, cảnh quan thiênnhiên mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa. Những điều đó đã tạo cho VQG Bái Tử Long cótiềm năng rất lớn để phát triển DLST. Tuy nhiên, hiện nay tại VQG Bái Tử Long vẫnchưa có định hướng phát triển đúng đắn cho hoạt động DLST. Vì vậy, chúng tôi chọn đềtài nghiên cứu ”Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển DLST nhằm phục vụ công tácbảo tồn tại VQG Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”.Mục tiêu nghiên cứu* Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, đề xuất phát triển DLST nhằm phục vụ cho công tácbảo tồn ĐDSH, sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồngđịa phương tại khu vực Vườn quốc gia Bái Tử Long.* Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá tài nguyên DLST tại VQG Bái Tử Long. - Xác định ảnh hưởng qua lại giữa DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Bái Tử Long. - Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái VQG Bái Tử Long.Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên của VQG Bái Tử Long. - ĐDSH và cảnh quan của VQG Bái Tử Long. - Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa lịch sử khu vực. - Các chính sách liên quan đến bảo tồn ĐDSH ở VQG và phát triển du lịch các cấptừ trung ương đến địa phương có liên quan đến VQG.Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trong khu vực VQG Bái Tử Long và vùngđệm.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Đây là nghiên cứu đầu tiên về du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bái Tử Long. + Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển du lịch sinh thái ở VQGBái Tử Long. + Đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội củacộng đồng và công tác bảo tồn- Ý nghĩa thực tiễn:Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ởVườn quốc gia Bái Tử Long.Kết cầu luận văn Mở đầu Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương II: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương III: Kết quả nghiên cứu. Kết luận – Khuyến nghị. Tài liệu tham khảo.Phụ lục.CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Khái niệm DLSTNhà bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos – Lascurain được cho là ngườiđầu tiên đặt ra thuật ngữ DLST. Theo ông, DLST là “du lịch mà chủ yếu là đi đến nhữngvùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể lànghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và độngvật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại)được tìm thấy trong các vùng này . . . . Điểm chính yếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển du lịch sinh thái Công tác bảo tồn Đánh giá tài nguyên Luận văn thạc sĩ môi trường Vườn Quốc Gia Bái Tử Long Phát triển du lịch Quảng Ninh Phát triển bền vữngTài liệu liên quan:
-
342 trang 350 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 326 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 320 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 212 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 146 0 0 -
4 trang 137 0 0
-
5 trang 132 0 0
-
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Hải Phòng
6 trang 131 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 130 0 0 -
Chính sách về 'tẩy xanh' của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam
4 trang 130 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 123 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 118 0 0 -
184 trang 112 0 0
-
14 trang 112 0 0
-
Quản trị văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp Việt Nam
7 trang 111 0 0