Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 689.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 71,000 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất chính sách can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng SDD trẻ em bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là: xác định khung phân tích và mô hình thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến SDD trẻ em, xác định các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng của Việt Nam sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình quốc gia và bộ số liệu nhân trắc học của UNICEF năm 2006, gợi ý chính sách can thiệp nhằm cải thiện tình trạng SDD cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUỐC KHOACÁC YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNGĐẾN SUY DINH DƯỠ NG TRẺ EM VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. DWIGHT H. PERKINS ThS. ĐINH VŨ TRANG NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệusử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tếthành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Người viết cam đoan Nguyễn Quốc Khoa ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tậntình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức tôi học được từchương trình là rất thực tế và sẽ là hành trang quý cho tôi trong công việc về sau. Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Đinh Vũ Trang Ngân, Thầy Jonathan R.Pincus và Giáo sư Dwight H. Perkins đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luậnvăn này. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trẻ em suy dinh dưỡng đã gây ra 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, không chỉ tác độngxấu đến tình trạng sức khỏe về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ mà còn tácđộng đến sự phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về trẻ em suy dinh dưỡng trên thế giới. Đa số các nghiên cứunày tập trung vào các nước đang phát triển. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về suydinh dưỡng trẻ em, nhưng đa phần chỉ tập trung vào các vấn đề dinh dưỡng học và dịch tễ học. Đề tài này tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinhdưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Các ảnh hưởng này được xét đến ở cấp độ trẻ em, giađình, cộng đồng và tác động tương tác giữa hộ gia đình và cộng đồng. Số liệu được sử dụng đểphân tích là số liệu chéo từ Tổng cục thống kê và UNICEF năm 2006. Kết quả phân tích chothấy các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là: trình độ giáodục của người mẹ, vị trí của người mẹ trong gia đình, thu nhập của hộ gia đình, khu vực sinhsống, hệ thống bảo vệ sức khỏe người dân và hạ tầng thông tin. Đề tài cũng chỉ ra xu hướngsuy dinh dưỡng trẻ em theo độ tuổi: Trẻ em lớn hơn 12 tháng tuổi có nguy cơ bị suy dinhdưỡng cao hơn trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Từ 48 tháng tuổi trở đi, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡngcó chiều hướng giảm. Ngoài ra, đề tài còn cho thấy sức khỏe của trẻ cũng chịu tác động củacác đặc tính không đồng nhất không quan sát được ở cấp độ gia đình và cấp độ cộng đồng. Thông qua những bằng chứng thực nghiệm, đề tài đã đưa ra một số chính sách ở cấp độchính phủ, nhằm can thiệp để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam. iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ iLỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. iiTÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................ iiiMỤC LỤC .................................................................................................................................. ivDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................................................... viDANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... viiDANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................... viiiCHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 11.1. Bối cảnh chính sách ............................................................ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: