Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.43 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 68,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh toàn cầu. Cụ thể sẽ đi vào phân tích các điều kiện tự nhiên, NLCT cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp. Từ đó xác định những lợi thế và bất cập trong sự phát triển của cụm ngành, đồng thời đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm góp phần phát triển đồng bộ cụm ngành, nâng cao năng suất, NLCT, giúp tạo được vị thế và uy tín cho thương hiệu dừa Bến Tre. Ngoài ra, đề tài cũng có đánh giá khách quan về vai trò của thương nhân Trung Quốc trong quá trình tham gia vào cụm ngành dừa tại địa phương này tại phần Phụ lục 1.2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN NIỆMCHIẾN LƢỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 b BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN VĂN NIỆMCHIẾN LƢỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tiến Khai LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 Tác giả Nguyễn Văn Niệm ii LỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tậntình truyền đạt kiến thức và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trìnhhọc tập cũng như thực hiện luận văn này, đặc biệt là Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người đãtruyền cho tôi cảm hứng về môn học cũng như những hướng dẫn trong quá trình thực hiệnđề cương luận văn.Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Tiến Khai lời cảm ơn sâusắc, thầy đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp xúc thực tế với môi trường nghiêncứu khoa học; đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiệnnghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tácchia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tàinghiên cứu. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị trong Sở Khoa học vàCông nghệ Bến Tre đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình học lýthú và bổ ích này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đãđộng viên, hỗ trợ rất tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thànhluận văn. iii TÓM TẮTNgành dừa chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnhBến Tre nên việc nghiên cứu, xác định vị trí, năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất các chiếnlược phát triển bền vững ngành dừa là một nhu cầu cần thiết.Thông qua phân tích, tác giả đã nhận thấy Bến Tre đã hình thành được những yếu tố cơbản cho năng lực cạnh tranh vững mạnh của ngành trong tương lai, tuy nhiên các yếu tốnày chưa thực sự phát triển và phát huy hiệu quả, cụ thể: Trong yếu tố điều kiện sản xuất,việc liên kết thị trường còn lỏng lẻo, hoạt động mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian, cácthể chế hỗ trợ chưa mạnh, cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng nghiên cứu còn kém pháttriển; trong bối cảnh về chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa thực hiện liên kếtvùng nguyên liệu, chi phí đầu vào cao cùng với các tiêu chuẩn sản phẩm chưa thống nhấtđã tạo ra những hạn chế của doanh nghiệp; trong các điều kiện về nhu cầu, các sản phẩmcủa ngành chủ yếu vẫn còn chế biến thô, được tiêu thụ nội địa rất ít và tập trung xuất khẩuở thị trường dễ tính; trong yếu tố của các ngành hỗ trợ và có liên quan, các tác nhân có mốiliên hệ khá rời rạc, dịch vụ hỗ trợ chưa nhiều và nhà cung ứng có năng lực chưa mạnh lànhững cản ngại lớn cho điều kiện này.Bên cạnh đó, cụm ngành dừa chưa tạo được những yếu tố sản xuất mang tính chuyên biệt,chưa có nhiều mô hình sản xuất tích hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnhtranh. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của chiếnlược kinh doanh và bí mật công nghệ.Các khuyến nghị được rút ra trong nghiên cứu là: tiếp tục phát huy lợi thế trong giai đoạntrồng dừa, nhất là việc xen canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng chiếnlược tổ chức sản xuất hợp lý nhằm cắt giảm chi phí trung gian, trước mắt là xây dựng cáctổ hợp tác tại nông dân để cung ứng các sản phẩm sơ chế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lànhững hành động cần được ưu tiên. Tiếp theo, chiến lược cân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: