Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 61,000 VND Tải xuống file đầy đủ (61 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài hướng đến mục tiêu đề ra các chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành trái cây có múi của tỉnh nhằm đem lại lợi ích lớn hơn cho các chủ thể trong cụm ngành và góp phần thực hiện mục tiêu gắn hoạt động sản xuất công nghiệp với nền nông nghiệp vốn có của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM CHI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ KIM CHI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. JONATHAN PINCUS THẦY PHAN CHÁNH DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 i LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Chương trình Giảngdạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báunhất trong thời gian tôi theo học ở Chương trình.Xin chân thành cảm ơn thầy Jonathan Pincus đã cung cấp những kiến thức bổ ích vàhướng dẫn cho tôi phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả phục vụ cho việc thực hiệnluận văn.Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Chánh Dưỡng, người đã tận tình hướng dẫntôi trong suốt quá trình làm luận văn.Xin trân trọng cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh đã gợi mở ý tưởng để tôi thực hiện đề tàinày.Xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị ở các đơn vị có liên quan đã nhiệt tình hỗtrợ tôi trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về đề tài.Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi ii LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi.Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Hồ ChíMinh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨUVĩnh Long là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền vàsông Hậu – một vị trí lý tưởng cho việc phát triển các vườn cây ăn quả. Trong đó cam sànhTam Bình và bưởi Năm Roi Bình Minh là hai đặc sản từng tạo được tên tuổi ở thị trườngtrong nước. Những năm gần đây bưởi Năm Roi Bình Minh cũng đã vươn đến thị trườngnước ngoài. Tuy nhiên cho đến nay thị trường của hai sản phẩm này không những khôngđược mở rộng mà còn có khả năng bị thu hẹp do khả năng cạnh tranh của hai sản phẩm nàyngày càng yếu trong một thị trường ngày càng phong phú, đa dạng với sự xuất hiện củanhiều sản phẩm mới.Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 xác định đưa Vĩnh Longphát triển theo hướng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và theo đó, diện tích trồnghai loại cây có múi này không ngừng được mở rộng. Để thực hiện mục tiêu tìm lại thịtrường cho hai sản phẩm đặc sản của tỉnh cũng như gắn công nghiệp chế biến với sản xuấtnông nghiệp như quy hoạch của tỉnh đã đề ra, việc xây dựng cụm ngành trái cây có múihoàn toàn cần thiết để tận dụng các tương tác trong cụm ngành nhằm giúp nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm.Hướng đến việc xây dựng cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã sử dụngmô hình các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter được điềuchỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh để phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại. Kết quả phân tíchcho thấy cụm ngành chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ, còn yếu ở nhiều khâu và thiếunhiều chủ thể, đặc biệt ở nhóm ngành hỗ trợ và liên quan. Trong số các yếu tố tác động đếnnăng lực cạnh tranh của cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp yếu nhất;quy mô địa phương, môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật và trình độ phát triển củacụm ngành chỉ ở mức trung bình. Từ góc độ nhà nước, tác giả nhận định chính quyền địaphương có thể tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật để từ đótạo ra những ảnh hưởng giúp cải thiện các yếu tố khác. Tác giả cũng nhận định thương hiệusẵn có, đội ngũ nông dân nhiều kinh nghiệm và tích cực trong hoạt động trồng trọt cũngnhư mối liên kết chặt chẽ giữa địa phương với các viện, trường trong khu vực là nhữngđiểm mạnh của cụm ngành; tập quán sản xuất, trình độ lao động và sự thiếu liên kết giữacác tỉnh cùng trồng cây có múi trong khu vực là điểm yếu. Chỉ khi các chủ thể trong cụmngành có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để khai thác những thuận lợi về tự ivnhiên và nhu cầu của thị trường, giải quyết vấn đề thiếu vốn và thiếu nguyên liệu cho dâychuyền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn thì cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Longmới có thể phát triển mạnh và bền vững.Từ kết quả phân tích này, tác giả đã đề ra một lộ trình gồm hai giai đoạn phát triển cho cụmngành trái cây có múi của tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn đầu với mục tiêu tập trung khai thácthị trường trong nước trên cơ sở tận dụng những chính sách hỗ trợ của chính quyền địaphương để xây dự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: