Luận văn đã nhận thấy sự cần thiết phải tồn tại mô hình QTDND và việc chuyển đổi từ QTDTW sang Ngân hàng Hợp tác xã kỳ vọng sẽ phát huy thế mạnh và giảm thiểu bất lợi của hệ thống QTDND góp phần đưa hệ thống phát triển bền vững và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã ( quỹ tín dụng nhân dân ) trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam, phát triển bền vững hay thoái trào BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ MINH HIỀNMÔ HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ(QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN) TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HAY THOÁI TRÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ THỊ MINH HIỀNMÔ HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ(QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN) TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HAY THOÁI TRÀO Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn vàsố liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của TrườngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Ngô Thị Minh Hiền ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này, đặc biệt tới cô Trần Thị Quế Giang vàThày Nguyễn Xuân Thành đã nhiệt tình hướng dẫn định hướng cho tôi hoàn thành luậnvăn này. Tôi rất cảm ơn sự đóng góp và động viên giúp đỡ của bạn bè trong Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright, các bạn bè đồng nghiệp tại Developpement InternationalDesjardins, QTDTW và Hiệp hội QTDND Việt Nam… đã chia sẻ thông tin số liệu về hệthống QTDND Việt Nam. Nếu không có họ thì luận văn của tôi không thể thực hiệnđược. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình tôi đã giúp đỡ tôihoàn thành chương trình học này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Ngô Thị Minh Hiền iii TÓM TẮT Ở Việt Nam, tín dụng nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn. Những năm đầu thập kỷ 60, các hợp tác xã tíndụng đầu tiên đã ra đời tại Việt Nam theo mô hình hợp tác xã của Liên Xô. Năm 1993,Nhà nước Việt Nam đã chủ trương tổ chức lại hoạt động tín dụng hợp tác xã với việcthành lập và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam. Mặc dù trải qua giai đoạn khó khăn và đổ vỡ trong những năm thập kỷ 90, đếngiai đoạn 2003 – 2012, hệ thống QTDND Việt Nam có xu hướng phát triển ổn định. Hoạtđộng của hệ thống QTDND có những thuận lợi trong phân khúc cho vay của mình, đápứng một phần nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thànhviên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, hệ thống QTDND cũng bộc lộ những bấtlợi về quy mô, thiếu các sản phẩm dịch vụ nền tảng ngân hàng, năng lực kiểm soát rủi royếu và gây ra những bất cập cho các cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra giám sáthệ thống. Chính phủ đã nhận thấy sự cần thiết phải tăng năng lực thông qua tái cấu trúcngành ngân hàng để tăng khả năng chống lại những cú sốc do khủng hoảng kinh tế gâyra, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 mà nguyên nhân chính xuất phát từ chovay dưới chuẩn của ngành ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tất cảcác ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng và đưa ra các quy địnhan toàn ngặt nghèo hơn. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã được Quốc hội thông qua năm 2010 đã có quyđịnh riêng về Ngân hàng Hợp tác xã trong hệ thống các tổ chức tín dụng là hợp tác xã.Cuối năm 2012, Thông tư 31/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày26/11/2012 ra đời, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc chuyển đổi của Quỹ tín dụng Nhândân Trung ương sang mô hình Ngân hàng Hợp tác xã. Năm 2013, Quỹ tín dụng Nhân dânTrung ương đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động dưới têngọi là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. iv Sử dụng lý thuyết kinh ...