Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.18 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 99,000 VND Tải xuống file đầy đủ (99 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dù báo cáo nghiên cứu khả thi của GS E&C và Hồ sơ đề xuất dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè có nêu lên các thông số sơ cấp để tính toán, nhưng vẫn chưa đưa ra được hình thức đầu tư thích hợp, nên đề tài được nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tính khả thi, tìm ra hình thức đầu tư thích hợp của Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Qua đó, sẽ đưa ra những kiến nghị thích hợp đến chính quyền TP.HCM. Trong đó, tập trung vào phân tích tài chính Dự án trên quan điểm chủ đầu tư (CĐT), tổng đầu tư (TĐT), phân tích rủi ro, đồng thời phân tích tính hiệu quả trên quan điểm kinh tế và phân phối ngoại tác cho các đối tượng trong xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  HUỲNH KIM THANH PHONGPHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PÍ ĐƯỜNG TRÊN CAO NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS CAO HÀO THI TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 -i- LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụngtrong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.Luận văn này không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. HồChí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Học viên Huỳnh Kim Thanh Phong -ii- LỜI CẢM ƠNTrước hết tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trongsuốt khóa học vừa qua.Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành đã khuyên bảo và định hướng cho tôi thựchiện luận văn.Đặc biệt, tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Hào Thi đã tận tình hướng dẫn vàphản biện giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.Tôi cũng trân trọng cảm ơn Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Công ty quản lý cầu phàTP.HCM, và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa đã nhiệt tình cung cấp số liệumới nhất, cấp phép dự buổi báo cáo giữa kỳ Dự án Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - ThịNghè, những thông tin thiết yếu và những lời nhận xét, góp ý quý giá trong quá trình tôi thựchiện luận văn.Sau cùng, tôi cũng thân gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright luôn đồng hành với tôi trong suốt khóa học và đã góp ý, nhận xét cho tôi nhiều vấnđề liên quan trong luận văn.Chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Huỳnh Kim Thanh Phong -iii- TÓM TẮTDự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè được Nhà nước chủ trương xây dựng từ năm2000, và được C.ty GS E&C ký với UBND TP.HCM bản ghi nhớ ngày 6/12/2007, nhưng2/2009 đã rút lui. Đầu năm 2011, UBND đã giao BETON 6 nghiên cứu phương án đầu tư.Qua hơn 10 năm mà Dự án vẫn chưa được xây dựng, dưới vị trí là người trong ngành xâydựng, tác giả nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá tính khả thi Dự án nhằm kiến nghị chínhsách đến chính quyền TP.HCM. Đề tài nghiên cứu dựa vào phân tích tài chính trên quan điểmtổng đầu tư (TĐT), chủ đầu tư (CĐT), đồng thời phân tích tính hiệu quả kinh tế và xã hội.Trong mô hình cơ sở, Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư danh nghĩalà 18.201,41 tỉ VNĐ, trong đó ngân sách chi 17,41% cho đền bù giải tỏa; BETON 6 đầu tư9,39% cho QLDA và chi phí khác; 73,20% còn lại dự kiến vay vốn ODA từ tổ chức JICA.Dự án không khả thi tài chính khi NPVfTĐT, NPVfCĐT lần lượt là -15.233,20 và -2.699,31 tỉVNĐ. Hơn nữa, phân tích Monte Carlo chỉ rõ Dự án hoàn toàn không khả thi khi các biếnquan trọng thay đổi theo hướng có lợi. Do đó, đề tài thiết kế 3 kịch bản để phân tích, so vớimô hình cơ sở, Kịch bản 1 có phần vốn đối ứng từ nguồn ODA của Nhà nước, kịch bản 2 thựchiện theo hình thức BTO với nguồn vốn ODA của Nhà nước, Kịch bản 3 theo hình thức BOTkết hợp BT. Kết quả phân tích xác định chỉ có Kịch bản 2 với hình thức BTO là hiệu quả khiNPVfCĐT dương với xác suất 92,18% khi các biến quan trọng thay đổi theo hướng bất lợi.Mặt khác, Dự án khả thi kinh tế ở mô hình cơ sở vì NPVe = 9.164,07 tỉ VNĐ và EIRR =10,49%, với tiết kiệm chi phí vận hành và thời gian là hai yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế. Dự áncũng tạo ra ngoại tác 21.349,63 tỉ VNĐ, phân phối 25.462,44 tỉ VNĐ cho người tham gia lưuthông, BETON 6 thiệt 30,22 tỉ VNĐ và người dân diện đền bù giải tỏa thiệt 4.082,59 tỉ VNĐ.Qua đó, đề tài có kiến nghị đến chính quyền TP.HCM: Sớm triển khai Dự án theo hình thứcBTO không hỗ trợ thuế và áp dụng mức phí giao thông 10.000 VNĐ/PCU/lượt; điều chỉnh giáđền bù giải tỏa bằng trung bình của Nhà nước và thị trường; thu xếp ngân sách cho việc đềnbù giải tỏa, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ huy động vốn vay ODA cho phần vốn đối ứng của Dựán; điều chỉnh giờ lưu thông xe tải nội ô TP.HCM trên các tuyến đường hướng đến Dự án.Tuy nhiên, đề tài còn một số hạn chế: chưa tính được lợi ích kinh tế của đối tượng chỉ lưuthông trên Tuyến đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: