Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế dự án xe buýt tốc hành An Sương - Cộng Hòa - Bến Thành

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 71,000 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế dự án xe buýt tốc hành An Sương - Cộng Hòa - Bến Thành với mục tiêu phân tích các chi phí và lợi ích kinh tế của Dự án BRT số 1, từ đó ra quyết định chính sách về việc có nên tiến hành dự án hay không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế dự án xe buýt tốc hành An Sương - Cộng Hòa - Bến Thành BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------- HUỲNH THẾ DÂNPHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ KINH TẾ DỰ ÁN XE BUÝT TỐC HÀNH AN SƯƠNG – CỘNG HÒA – BẾN THÀNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HUỲNH THẾ DÂNPHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ KINH TẾ DỰ ÁN XE BUÝT TỐC HÀNH AN SƯƠNG – CỘNG HÒA – BẾN THÀNH Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. JAY ROSENGARD ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và sốliệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm củaTrường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinhtế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2010 Huỳnh Thế Dân ii LỜI CẢM ƠNĐầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành, người không chỉ tậntình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn mà còn giảng dạy cũng như độngviên tôi trong suốt hai năm qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ JayRosengard, giảng viên Tài chính công và Kinh tế học đô thị, là người hướng dẫnkhoa học cho tôi thực hiện luận văn này.Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên tại Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright. Ở đây tôi đã học hỏi được rất nhiều điều quý giá từnhân cách cũng như tri thức của các thầy cô. Tôi tin chắc rằng, những gì học được ởđây sẽ rất hữu ích cho tôi khi trở về công việc hằng ngày.Và tôi cũng xin cảm ơn ông Văn Công Điểm, Phó trưởng phòng Quản lý Vận tảiCông nghiệp, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã hỗ trợ những tài liệu hữu ích.Cuối cùng tôi không thể quên cảm ơn các anh, chị trong tập thể lớp MPP1 đã cónhững góp ý bổ ích cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. iii TÓM TẮTGiao thông là bài toán nan giải đối với thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Tìnhtrạng giao thông ngày càng trở nên tồi tệ do quá ít phương tiện giao thông côngcộng, quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân và không gian đường quá ít. Chodù giao thông công cộng đã và đang được quan tâm rất nhiều, nhưng vai trò của nóvẫn rất hạn chế và chỉ đáp ứng được 5,4% nhu cầu đi lại, thấp hơn rất nhiều mụctiêu 30% được đặt ra từ năm 1998.Một trong những nguyên nhân làm cho giao thông công cộng (chủ yếu là xe buýt)chưa thu hút được nhiều lượng khách là do sự bất tiện của nó. Số lượng các tuyếnxe buýt quá ít và chất lượng dịch vụ không được đảm bảo đã làm cho công chúngkhông yên tâm sử dụng loại hình vận tải này.Theo kế hoạch mới nhất, Ủy ban nhân dân (UBND) TPHCM đã đặt mục tiêu đếnnăm 2025 các phương tiện vận tải công cộng sẽ đảm nhận 44% nhu cầu đi lại củatoàn Thành phố.Để đạt được mục tiêu nêu trên, một kế hoạch phát triển giao thông công cộng hếtsức tham vọng đang được triển khai. Đáng kể nhất là 6 tuyến tàu điện ngầm (Metro- MRT) và 3 tuyến xe điện nhẹ (Ligh Rail Transit – LRT). Tuy nhiên, ngay cả khiđược xây dựng toàn bộ thì Metro và LRT chỉ đảm nhận được khoảng 7% nhu cầu đilại của Thành phố. Phần còn lại (37%) vẫn phải do xe buýt đảm trách.Nếu hệ thống xe buýt hiện tại không được cải thiện thì rất khó để nó có thể thu hútvà chuyên chở một lượng hành khách lớn như mục tiêu đặt ra. Một khi không cónhững nỗ lực cũng như bước đi cụ thể thì rất có thể Thành phố lại rơi vào vết xe đổnhư cách đây hơn một thập kỷ. Cải thiện chất lượng và khả năng vận tải của xe buýtlà một trong những vấn đề hết sức quan trọng.Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, xe buýt tốc hành (BRT – Bus RapidTransit) có thể sẽ là một lựa chọn hợp lý. BRT là một trong những mô hình giao ivthông công cộng đã phát triển thành công tại nhiều nước trên thế giới như: Anh,Bra-xin, Ca-na-đa, Cô-lôm-bi-a, Đài Loan, Hoa Kỳ, In-đô-nê-si-a, Trung Quốc, Úcnhờ việc kết hợp giữa chất lượng vận hành của đường sắt và sự mềm dẻo và linhhoạt của xe buýt. Ngoài ra, hệ thống BRT còn được triển khai rất nhanh chóng vớichi p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: