Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tập trung xác định năng lực cạnh tranh (NLCT) của cụm ngành du lịch Kiên Giang. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá NLCT của Michael E. Porter để xác định thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013 Tác giả Đào Thị Ngọc ii LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tôitrong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Thành Tự Anh và ThầyPhan Chánh Dưỡng đã truyền cho tôi cảm hứng về môn học, tạo điều kiện cho tôi có cơhội tiếp xúc thực tế và có những trải nghiệm vô cùng quý giá. Đặc biệt, tôi xin được gửiđến Thầy Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn.Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tácchia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích và giúp tôi có thể hoàn thànhđược đề tài nghiên cứu.Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợtôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. iii TÓM TẮTVới tiềm năng thiên nhiên phong phú, lợi thế về vị trí địa lý, du lịch luôn được Kiên Giangxem như ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, điều này được thểhiện rõ trong mục tiêu chung đến năm 2015, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quantrọng của tỉnh, phát triển Kiên Giang là một trong những trung tâm du lịch trong khu vựcđồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000- 2012, số lượt khách tăng bình quân12.02%/ năm, doanh thu du lịch tăng 30.71%/ năm. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động dulịch đóng góp không đáng kể vào nguồn thu của tỉnh, trong khi đó doanh thu du lịch vẫncòn phụ thuộc quá nhiều vào Phú Quốc. Bên cạnh tài nguyên du lịch, Kiên Giang còn đượcthiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, khiến tỉnh không thểthoát khỏi vòng xoáy công nghiệp hóa. Đứng trước thực trạng này đề tài được thực hiệnnhằm trả lời ba câu hỏi chính sách: (i) Kiên Giang có tính cạnh tranh như thế nào về dulịch? (ii) tại sao ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển? (iii) cần phải làm gì để nâng caonăng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh?. Qua đó, đề tài đánh giá năng lực cạnhtranh cụm ngành du lịch của Kiên Giang, và đưa ra các khuyến nghị cho các nhà chínhsách định hướng giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch để tìm ra conđường giúp tỉnh phát triển một cách bền vững.Bài nghiên cứu dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter để phân tích năng lựccạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang và nhận thấy rằng cụm ngành này chưa thựcsự phát triển do các nguyên nhân cơ bản mà đa số các tỉnh thành khác ở Việt Nam đều gặpphải, đó là: (i) cơ sở hạ tầng chất lượng kém; (ii) đào tạo và chất lượng nguồn nhân lựcyếu: hơn 90% lao động trong ngành du lịch có trình độ thấp hơn trung cấp, tỉnh chưa có cơsở đào tạo chuyên môn, các chương trình liên kết đào tạo đa số ở trình độ sơ cấp; (iii)nguồn vốn ít, lại đầu tư dàn trải; (iv) các thể chế và dịch vụ hỗ trợ chưa có sự liên kết, chưađược quy hoạch phát triển một cách tích hợp; (v) chương trình truyền thông chưa đượcthực hiện tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân nổi trội khiến du lịch Kiên Giang chưa phát triểnlà do: (vi) tỉnh chưa giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và côngnghiệp khiến môi trường du lịch bị đe dọa bởi sự phát triển của công nghiệp vật liệu xâydựng, nguồn thu từ hoạt động du lịch nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 10% so vớinguồn thu từ các nhà máy xi măng chủ lực của tỉnh; (vii) hình thức du lịch biển- đảo làđịnh hướng phát triển của tỉnh nhưng chất lượng vệ sinh môi trường ở các bãi biển đang bị ivxuống cấp, và chưa có hoạt động môi trường nào được triển khai nghiêm túc: theo kết quảkhảo sát 113 khách du lịch, gần 54% khách du lịch tìm đến Kiên Giang với hình ảnh là mộttỉnh có biển, đảo đẹp, nhưng chỉ có 25% khách quốc tế tham gia tắm biển; (viii) chưa biếtkhai thác hết thế mạnh của tỉnh: chỉ có 5% khách du lịch cho rằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: