Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Nam Sài Gòn

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại các NHTM; nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn, từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua; trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp với tình hình hoạt động của BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn trong quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, rút ngắn thời gian hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Nam Sài Gòn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ PHƯƠNGQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN NAM SÀI GÒN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTNH Ngân hàngNHTM Ngân hàng thương mạiNHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phầnBIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamNHNN Ngân hàng nhà nướcTCTD Tổ chức tín dụngCIC Trung tâm Thông tin Tín dụngCBTD Cán bộ tín dụngKH Khách hàngRRTD Rủi ro tín dụngQTRRTD Quản trị rủi ro tín dụngBCTC Báo cáo tài chính 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềTrong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất,mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đồng thời, tín dụng cũng là hoạt động kinh doanhphức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại,đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tácđộng rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tíndụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộnền kinh tế.Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối vớicác ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩmđịnh và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chếnhững rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu choNgân hàng. Vì thế, làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là mộtvấn đề mà các ngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tếtài chính ngân hàng toàn cầu đầy biến động như hiện nay.Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếmtỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôntiềm ẩn rủi ro cao, đặt biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởihệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro cònnhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những NH hàng đầuvề mọi mặt, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt.Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việcnên làm đối với bất kỳ NH nào, và BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn cũng khôngngoại lệ. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù 2hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi rotrong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủiro, phù hợp với môi trường hội nhập.2. Mục tiêu nghiên cứuLàm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại cácNHTMNghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn,từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua.Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp với tìnhhình hoạt động của BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn trong quản trị RRTD theo thônglệ quốc tế, rút ngắn thời gian hội nhập.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng: Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và PhátTriển Việt Nam - CN Nam Sài GònPhạm vi: trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại BIDV-Chinhánh Nam Sài Gòn trong giai đoạn 2010-2012, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹnăng quản trị RRTD tại BIDV-Chi nhánh Nam Sài Gòn theo chuẩn mực của Basel.4. Phương pháp nghiên cứuSử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với phương phápthống kê, so sánh, phân tích,… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyếtvà làm sang tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đồng thời tiếp thu ý kiến phảnbiện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giảipháp. 35. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể nhưsau: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn.6. Điểm nổi bật của luận vănLuận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị R ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: