Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp trường hợp khu kinh tế Đông Nam - Nghệ An

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 79,000 VND Tải xuống file đầy đủ (79 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chính sách này nhắm đến các mục tiêu; xem xét việc thu hồi đất nông nghiệp và tác động của nó đối với đời sống của người nông dân, đặc biệt là sinh kế của họ trong giai đoạn hiện nay; thông qua các phân tích, đề xuất những cải tiến đối với cách thức thực hiện về chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất hiện nay, giúp cho sinh kế của họ bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp trường hợp khu kinh tế Đông Nam - Nghệ An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VƯƠNG THỊ BÍCH THỦYSINH KẾ CHO CÁC HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM - NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VƯƠNG THỊ BÍCH THỦYSINH KẾ CHO CÁC HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Trường hợp KKT Đông Nam – Nghệ An Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 • LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn vàsố liệu sử dụng trong Luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của TrườngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. HCM, ngày 24 tháng 04 năm 2012 Tác giả Vương Thị Bích Thủy 1 • LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn ba mẹ, chồng, con và những người thân trong gia đìnhđã luôn ở bên cạnh tôi, quan tâm, khuyến khích động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôihoàn thành Chương trình thạc sỹ chính sách công Khóa 3 cũng như giúp tôi vượt qua khókhăn trong cuộc sống. Để hoàn thành Đề tài luận văn, tôi xin được gửi lời tri ân đến toàn thể thầy cô ởChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright vì đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm vàkiến thức trong quá trình học tại Chương trình. Đặc biệt, với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần TiếnKhai đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, TS. Đinh Công Khải và côĐinh Vũ Trang Ngân đã đóng góp cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích trong thời gian đầulàm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Võ Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Nghi Xá; ÔngHoàng Công Trường, Phó chủ tịch UBND xã Diễn An và các hộ dân đã tạo mọi điều kiệntốt nhất cho tôi khảo sát, tìm hiểu về sinh kế hộ gia đình. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị, các bạn ở Lớp MPP2 và MPP3 đã giúp đỡtôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. TP. HCM, ngày 24 tháng 04 năm 2012 Tác giả Vương Thị Bích Thủy 2 • TÓM TẮT LUẬN VĂNLuận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và phân tích định tính, dựatheo khung phân tích của DFID (1999) để tìm hiểu sinh kế của các hộ dân sau khi bị thuhồi đất tại Khu kinh tế Đông Nam, nơi mà các hộ dân sẽ phải đối mặt với việc bị thu hồihầu hết diện tích đất canh tác.Khu kinh tế Đông Nam được thành lập với mong muốn trở thành động lực phát triển kinhtế của tỉnh Nghệ An. Để làm được điều đó, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng mộtdiện tích rất lớn đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việcthay đổi sinh kế truyền thống của 83,6% dân cư trong Khu kinh tế.Khi thực hiện đề tài này, tác giả đã đi khảo sát, phỏng vấn sâu các hộ dân bị thu hồi đất,tìm hiểu xem sinh kế của họ hiện nay thay đổi như thế nào. Kết quả cho thấy, cả năm loạitài sản sinh kế đều đã có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, nguồn vốn tự nhiên (đất đai) bịgiảm đã chuyển sang nguồn vốn tài chính (tiền bồi thường); nguồn vốn vật chất tăng nhờngười dân dùng tiền bồi thường về mua đất làm nhà, mua sắm trang thiết bị sinh hoạttrong gia đình. Tuy nhiên, nguồn vốn con người có vai trò quan trọng nhất, được đánhgiá thông qua giáo dục, sức khỏe tốt và kỹ năng làm việc lại không thấy sự thay đổi cănbản. Sau khi bị thu hồi đất các yếu tố này không được đầu tư nhiều cho lực lượng laođộng chính trong các hộ dân. Lý do, hầu hết dân cư ở khu vực này đều có trình độ thấp,tuổi đời cao và chỉ quen lao động nông nghiệp thuần túy. Vì vậy, nâng cao trình độ laođộng để đối phó với cú sốc thay đổi cơ cấu sản xuất là khó thực hiện trong ngắn hạn. Quátrình chuyển hướng và thay đổi tài sản sinh kế như trên đã tác động lớn đến sinh kế củahọ. Sau khi bị thu hồi đất, đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất rõ rệt: từ sản xuất nôngnghiệp đơn thuần sang các công việc khác: như đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ, làm thuêvà thậm chí một bộ phận đã di cư sang khu vực khác để tìm việc làm mới. Một vấn đềđược phát hiện ra trong quá trình khảo sát là rất nhiều người đã chấp nhận làm thuêkhông ổn định, thu nhập thất thường; một phần là do họ không được đào tạo nghề vàphần khác là do thói quen sản xuất không muốn bó buộc theo tổ chức.Qua khảo sát, tác giả cũng nhận thấy rằng các chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổinghề nghiệp gần như không có hiệu quả tại KKT Đông Nam. Các khuyến nghị trong đề 3tài này, dựa trên sự phân tích và xử lý kết quả điều tra, hy vọng sẽ tạo ra chính sách nhằmđảm bảo cho người dân có được sinh kế bền vững trong tương lai. • MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN iLỜI CẢM ƠN iiTÓM TẮT LUẬN VĂN iiiMỤC LỤC ivDANH MỤC C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: