Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh viên đại học Tiền Giang có nên đi làm thêm

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 839.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 66,000 VND Tải xuống file đầy đủ (66 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị để giúp thị trường lao động vận hành được tốt hơn. Trong đó, đối tượng có thể tạo nên sự thay đổi khả thi nhất chính là nhà trường vì đây là đơn vị trực tiếp đào tạo và quản lý sinh viên. Doanh nghiệp có thể tham gia, nhưng do giới hạn về chi phí và lợi ích nên khả năng tham gia là tương đối hạn chế. Nhà nước, với vai trò quản lý, cùng với nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh viên đại học Tiền Giang có nên đi làm thêm 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - - -  - - - Lê Trường HảiSINH VIÊN ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM? LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------ CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Lê Trường HảiSINH VIÊN ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM? Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS DWIGHT H. PERKINS TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và sốliệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/04/2012 Học viên Lê Trường Hải ii LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho gia đình tôi, những người luôn ủng hộ tôi tham giachương trình MPP của Fulbright, ngay từ những ngày tôi dự định nộp đơn thi vào khóa MPP2. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright vì đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu mà tôi khó có thể tìm được đâu đó trêncon đường học vấn của mình. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc cho Cô Đinh Vũ TrangNgân, người đã mang lại định hướng cho tôi trong những tháng ngày tôi cảm thấy vô cùng lạclõng vì luận văn. Tôi cũng không thể nào quên được sự nhiệt tình của các bạn sinh viên trường ĐH TG.Nhờ đó, tôi mới có thể thu thập được bộ số liệu quý giá để hỗ trợ cho lập luận của bài luậnvăn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Trương Minh Hòa và chị Phạm Hoàng MinhNgọc vì đã vô cùng nhiệt tình giúp tôi truy tìm những bài báo mà tôi nghĩ là tôi sẽ không baogiờ có được. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp MPP3, xin cám ơn vì khoảngthời gian hạnh phúc mà các bạn mang lại cho tôi trong suốt hai năm học. Xin chân thành cảm ơn. TP HCM, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Lê Trường Hải iii TÓM TẮT Vấn đề sinh viên không tìm được việc làm đang là mối quan tâm của xã hội. Rất nhiềubài viết, dưới góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn đều chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân dẫntới hiện tượng này là do sinh viên thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng cơ bản. Người ta cũng đãđưa ra nhiều biện pháp giải quyết dưới các góc độ khác nhau. Trong khi đó, sinh viên vốn làngười trực tiếp đối diện với vấn đề này có thể có một cách giải quyết đầy tính thực tiễn: làmthêm. Trong khi sinh viên vẫn đang thiếu việc làm, quá trình phát triển của Việt Nam vẫnđang cần nguồn lao động có kỹ năng cao phục vụ. Nghịch lý này ngày càng trở nên nghiêmtrọng khi, hàng năm, hệ thống trường đại học vẫn đều đặn cho ra đời nguồn nhân lực mới. Bàiviết muốn tìm hiểu liệu hoạt động gần như là tự phát của sinh viên – làm thêm trong thời gianhọc đại học của sinh viên, có giúp ích gì cho quá trình giải quyết trục trặc trong quá trình tìmviệc của họ không. Bài viết tiến hành nghiên cứu trong phạm vi trường Đại học Tiền Giang. Kết quả chothấy đời sống của sinh viên có nhiều điểm đáng chú ý. Áp lực học tập ở trường có thể coi lànhẹ nhàng. Sinh viên dễ dàng tham gia các hoạt động khác ngoài học tập mà không sợ kết quảhọc tập bị ảnh hưởng quá xấu. Đa số sinh viên lại có mong muốn đi làm thêm. Nếu phân bổthời gian hợp lý, hoạt động làm thêm là một hoạt động có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc xinviệc sau khi tốt nghiệp. Quá trình xin việc của sinh viên ở đây tương đối khó khăn, do họ vừaphải tìm cách phát tín hiệu chứng minh khả năng làm việc của bản thân, vừa phải tìm kiếm vàsàng lọc thông tin từ nhà tuyển dụng. Từ kết quả nghiên cứu có được, bài viết đã đưa ra một số kiến nghị để giúp thị trườnglao động vận hành được tốt hơn. Trong đó, đối tượng có thể tạo nên sự thay đổi khả thi nhấtchính là nhà trường vì đây là đơn v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: